Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng

Bạn có thể chăm sóc cho bộ răng của mình luôn khỏe mạnh và không bị sâu răng nếu đi khám bác sỹ định kỳ trước khi các triệu chứng xuất hiện. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó về răng miệng:

5 dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng

Tình trạng đau răng kéo dài hay sưng nướu (lợi) có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn về sau nếu không được điều trị. Ngoài khả năng bị rụng răng, chăm sóc răng miệng kém còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch.

Nên nhớ rằng không nhất thiết phải xuất hiện triệu chứng nào đó bạn mới cần đi khám nha sỹ. Bạn có thể chăm sóc cho bộ răng của mình luôn khỏe mạnh và không bị sâu răng nếu đi khám bác sỹ định kỳ trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó về răng miệng:

1. Xuất hiện một vết loét mãi không lành lại

Các vết đau, sưng, loét trong miệng có thể là triệu chứng của rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Một số vấn đề này có thể gây ra các bệnh về răng và lợi.

Ví dụ như các vết thương trong miệng mãi không lành lại có thể là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ rất khó có thể lành lại vết thương so với những người không mắc bệnh.

Những vết loét trong miệng có thể xuất hiện dưới dạng các đốm trắng gọi là bạch sản niêm mạc (leukoplakia) hay vết đỏ gọi là hồng ban niêm mạc (erythroplakia). Trong những trường hợp nặng, những tổn thương này có thể dẫn đến ung thư miệng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau tai
  • Khản giọng
  • Sưng hàm
  • Tê ở vùng lưỡi hoặc họng
  • Khó di chuyển hàm hay lưỡi
  • Khó nuốt

Bạn nên đi khám nha sỹ ngay nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên.

2. Sưng và chảy máu nướu (lợi)

 

Có máu khi súc miệng trong bồn rửa mặt hoặc máu dính trên bàn chải đánh răng có thể là dấu hiệu của những vấn đề bệnh lý. Nướu khỏe sẽ không dễ bị xuất huyết trừ khi bạn chà xát răng quá mạnh khi đánh răng.

Nướu (lợi) cố định răng tại vị trí nhất định trong miệng. Nướu đóng vai trò tạo ra một hàng rào bảo vệ giữa chân răng, các dây thần kinh và mạch máu để tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm chúng ta ăn vào. Bạn có thể bị rụng răng nếu bộ nướu của bạn không chắc khỏe.

Chảy máu hay sưng nướu có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu hay viêm lợi. Điều đó đồng nghĩa với việc một lượng lớn vi khuẩn sản sinh trong miệng gây viêm lợi. Theo ADA, một nửa số người trưởng thành trên 30 tuổi đang bị mắc bệnh viêm lợi.

3. Hơi thở hôi

Đôi khi hơi thở có mùi có thể là do bữa ăn nhiều tỏi mà bạn vừa ăn, để giúp hết mùi bạn sẽ cần phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng hôi miệng kéo dài mãn tính thì đây có thể là triệu chứng của:

  • Sâu răng
  • Viêm lợi
  • Khô miệng
  • Do hút thuốc lá
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Nhiễm trùng trong miệng, mũi và họng

Trường hợp bạn không bị sâu răng, nha sỹ sẽ cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ để giúp đẩy lùi triệu chứng hôi miệng.

4. Nhạy cảm với đồ ăn nóng và lạnh

Răng bạn sẽ thường trải qua giai đoạn nhạy cảm với những đồ ăn nóng và lạnh sau những thủ thuật nha khoa như trám răng hoặc chụp răng. Tuy nhiên, nếu những cảm giác trên xuất hiện một cách đột ngột thì bạn sẽ cần sự can thiệp của nha sỹ ngay. Sự gia tăng nhạy cảm của răng với nhiệt độ có thể là triệu chứng của áp-xe răng trong đó vi khuẩn gây nhiễm trùng tại 1 răng hay vùng lợi ngay cạnh chân răng.

Các triệu chứng khác của áp-xe răng bao gồm đau răng dữ dội, sốt hay sưng hạch bạch huyết dưới hàm hay trong cổ. Nếu cả khuôn mặt bạn bị sưng to, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan ra khắp cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Răng bị tăng nhạy cảm với nhiệt độ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sâu răng hay men răng đang bị bào mòn.

5. Đau

Đau là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề về răng miệng nào đó. Mặc dù cơn đau có thể chấm dứt nhưng khả năng bị tái phát là rất cao. Trong trường hợp này hãy đi khám nha sỹ ngay lập tức để họ kiểm tra răng miệng cho bạn.

Lời khuyên để răng miệng luôn khỏe mạnh

Rèn luyện những thói quen vệ sinh răng miệng tốt có thể mang lại nhiều lợi ích về lâu dài trong việc bảo vệ răng miệng cũng như sức khỏe nói chung. Một số lời khuyên nhỏ dưới đây có thể giúp bạn thực hiện được điều đó:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Lên lịch để kiểm tra răng miệng định kỳ
  • Chú ý làm sạch lưỡi của bạn
  • Sử dụng kem đánh răng chứa flour và nước súc miệng thường xuyên

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 nguyên tắc vệ sinh răng miệng

Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm