Theo bác sỹ da liễu Purvisha Patel (người Mỹ), dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm bạn nên lưu ý:
Da dễ mẩn đỏ, ngứa ngáy khi dùng các sản phẩm mỹ phẩm (bao gồm cả sản phẩm chăm sóc da)
Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm rõ ràng nhất. Cụ thể, nếu thấy da bị châm chích, nóng rát, ngứa, đỏ, khó chịu sau khi dùng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, rất có thể bạn có làn da nhạy cảm.
Do đó, trước khi dùng các sản phẩm mới, bạn nên thử chúng lên mu bàn tay xem da có phản ứng mẩn đó, ngứa ngáy… hay không.
Bạn hay thấy da căng tức, ngứa ngáy sau khi rửa mặt
Với người có da nhạy cảm, việc dùng các sản phẩm sữa rửa mặt không phù hợp cũng có thể khiến da bị căng và khó chịu, thậm chí gây ngứa ngáy.
Người có da nhạy cảm có thể thấy da căng tức, ngứa ngáy sau khi rửa mặt
Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể xem xét dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn. Tốt hơn hết, hãy chọn những loại sữa rửa mặt mặt gốc dầu hoặc kem, không chứa paraben, sunfate và các acid mạnh để làm sạch da, bụi bẩn, dầu nhờn dư thừa… mà không làm khô da.
Tránh dùng các sản phẩm có chứa chất làm se gốc cồn (alcohol-based astringent), tránh các loại sữa rửa mặt dạng bọt. Ngoài ra, người có da nhạy cảm cũng nên tránh tẩy da chết trên mặt vì điều này có thể gây ra các vết xước nhỏ trên da, khiến da dễ bị viêm hơn.
Thay đổi môi trường có thể ảnh hưởng xấu tới da
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng da nhạy cảm có thể bị tác động bởi các thay đổi môi trường, ví dụ như thay đổi độ ẩm, mức độ ô nhiễm trong không khí.
Nếu bạn thấy da mình ửng đỏ khi di chuyển đến những vùng khí hậu nhiệt đới, hoặc bị nổi mẩn đỏ khi đến các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao… rất có thể bạn có da nhạy cảm.
Mặc dù không thể kiểm soát thay đổi môi trường hoặc khí hậu, bạn vẫn có thể kiểm soát phản ứng của da nhờ một vài biện pháp tự nhiên.
Người có da nhạy cảm cũng thường nhạy cảm hơn với yếu tố môi trường
Bạn không thể dùng nước hoa
Ngoài mỹ phẩm, nước hoa cũng là một trong những yếu tố kích thích các triệu chứng da nhạy cảm. Nguyên nhân là bởi nước hoa thường chứa nhiều hóa chất tạo mùi thơm có thể gây tổn thương da nhạy cảm.
Da có thể phản ứng với các món ăn mới
Các thay đổi trong chế độ ăn uống thường ngày có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch, thay đổi độ nhạy cảm của da. Do đó, người có da nhạy cảm thường phản ứng rất nhạy với các thực phẩm gây viêm như đường tinh luyện, rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, các món chiên rán, chất béo bão hòa, thực phẩm có gluten, các sản phẩm từ sữa và các món cay.
4 cách tự nhiên giúp làm dịu da nhạy cảm
Trong trường hợp da nhạy cảm không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử áp dụng một số cách dưới đây để làm dịu da nhanh chóng:
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm giảm lưu lượng máu tới vùng bị ảnh hưởng, từ đó giúp làm dịu da. Bạn có thể đặt một vài viên đá vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên da trong khoảng 10 - 15 phút rồi nghỉ 15 phút. Lặp lại tới khi da không còn ửng đỏ, viêm da.
Dùng yến mạch và sữa
Bạn có thể trộn chút yến mạch với sữa mát, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng để làm dịu da. Yến mạch rất giàu các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, do đó chúng có thể giúp chống viêm, giảm ngứa, làm dịu da nhạy cảm.
Dầu dừa
Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, giúp củng cố “hàng rào” bảo vệ da khỏi các yếu tố gây kích ứng da. Bạn nên dùng dầu dừa nguyên chất, chưa qua tinh chế để thoa lên da.
Mật ong Manuka
Mật ong Manuka có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp hồi phục, dưỡng ẩm và chống lại những yếu tố gây kích ứng da nhạy cảm.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Làm sao khắc phục tình trạng da mẩn đỏ, viêm da?