Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức - Phần 3

Một số trường hợp nhức mỏi, đặc biệt là ở những người nhức mỏi kéo dài một khoảng thời gian, có thể có nghĩa là bạn có một tình trạng sức khỏe không ổn hoặc có tình trạng bệnh lý. Do đó để hạn chế và ngăn ngừa những trường hợp đau nhức do tình trạng bệnh lý, hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân có thể gây ra đau nhức cho cơ thể của bạn.

15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức

Những nguyên nhân gây đau nhức cho cơ thể bạn có đáng quan tâm?

Đau nhức cơ thể là một triệu chứng phổ biến của rất nhiều loại bệnh hoặc tình trạng sức khỏe. Bệnh cúm là một trong những bệnh nổi tiếng nhất có thể gây đau nhức cơ thể. Đau nhức cũng có thể là do hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của bạn, đặc biệt là nếu bạn đứng, đi bộ, hoặc tập thể dục trong thời gian dài.

Để giảm đau nhức cơ thể, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và thực hiện điều trị đơn giản tại nhà. Nhưng một số trường hợp nhức mỏi, đặc biệt là ở những người nhức mỏi kéo dài một khoảng thời gian, có thể có nghĩa là bạn có một tình trạng sức khỏe không ổn hoặc có tình trạng bệnh lý. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần tìm đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ có thể đưa ra một phác đồ điều trị dài hạn để có thể làm giảm đau nhức và các triệu chứng liên quan khác của bạn.

Do đó để hạn chế và ngăn ngừa những trường hợp đau nhức do tình trạng bệnh lý, hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân có thể gây ra đau nhức cho cơ thể của bạn.

 

11. Viêm khớp

Viêm khớp xảy ra khi khớp bị viêm. Điều này có thể do:

  • Sụn xung quanh khớp của bạn phá vỡ, như trong viêm xương khớp
  • Nhiễm trùng trong khớp
  • Các bệnh tự miễn dịch làm mòn lớp mỡ quanh khớp, như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống
 

Tất cả những nguyên nhân này có thể gây đau nhức khớp của bạn và hạn chế sự di chuyển của bạn.

Các triệu chứng khác của viêm khớp bao gồm:

  • Căng cứng khớp
  • Sưng, nóng, hoặc đỏ quanh khớp
  • Không thể di chuyển khớp theo mọi hướng

 


12. Bệnh lupus
Lupus xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô xung quanh cơ thể, bao gồm các mạch máu, các cơ quan và khớp. Do những tổn thương và viêm do tình trạng tự miễn dịch này gây nên, đau đớn và đau nhức trong cơ thể là biểu hiện phổ biến.

Các triệu chứng khác bao gồm:
  • Kiệt sức
  • Phát ban
  • Sốt
  • Sưng hoặc đỏ quanh khớp
  • Động kinh
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

 

13. Bệnh Lyme

Bệnh Lyme do vi khuẩn Borrelia burgdorferi phát tán vào cơ thể bạn thông qua vết cắn. Đau nhức là một triệu chứng thông thường, đặc biệt là ở cơ và khớp của bạn. Nếu bệnh Lyme không được điều trị, nó có thể gây ra các bệnh thần kinh cơ và khớp, như viêm khớp và liệt mặt.

Borrelia burgdorferi phát tán vào cơ thể bạn thông qua vết cắn

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Nóng và đổ mồ hôi lạnh
  • Sốt
  • Đau đầu

 

14. Nhiễm nấm Histoplasmosis

Bệnh nhiếm nẫm histoplasmosis là một bệnh nhiễm nấm gây ra bởi bào tử trong không khí từ đất hoặc phân của dơi hoặc chim. Những bào tử này thường gặp trong các dự án xây dựng, đất nông nghiệp, hoặc hang động, nơi có nhiều bào tử được phóng thích vào không khí.

Đau cơ thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh histoplasmosis. Các triệu chứng khác bao gồm:
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Tức ngực
  • Đau đầu
  • Ho

 

15. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng được cho là tình trạng tự miễn dịch. Đó là một tình trạng bệnh lý xảy ra tại thần kinh trung ương, trong đó các tế bào xung quanh các tế bào thần kinh, được gọi là myelin, phân hủy do viêm liên tục. Việc phân huy myelin làm gián đoạn khả năng truyền cảm giác của hệ thống thần kinh một cách hợp lý. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy đau nhức, đau, ngứa ran, hoặc cảm giác bất thường khác.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm thấy yếu đuối
  • Kiệt sức
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn, thường chỉ trong một mắt
  • Gặp khó khăn đi bộ hoặc giữ cân bằng
  • Khó nhớ hoặc suy nghĩ

 

Khi nào thì cần tìm đến bác sĩ
Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Khó khăn khi ăn uống
  • Ngất xỉu
  • Động kinh
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức
  • Ho khan không biến mất sau vài ngày

Nếu có các triệu chứng khác nhẹ hơn, kéo dài hơn hai tuần, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể kiểm tra giúp bạn các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể có. Sau đó họ có thể cung cấp cho bạn một phác đồ điều trị để giúp làm giảm đau nhức và điều trị nguyên nhân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức (Phần 1)

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm