Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức - Phần 1

Một số trường hợp nhức mỏi, đặc biệt là ở những người nhức mỏi kéo dài một khoảng thời gian, có thể có nghĩa là bạn có một tình trạng sức khỏe không ổn hoặc có tình trạng bệnh lý. Do đó để hạn chế và ngăn ngừa những trường hợp đau nhức do tình trạng bệnh lý, hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân có thể gây ra đau nhức cho cơ thể của bạn.

15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức - Phần 1

Những nguyên nhân gây đau nhức cho cơ thể bạn có đáng quan tâm?

Đau nhức cơ thể là một triệu chứng phổ biến của rất nhiều loại bệnh hoặc tình trạng sức khỏe. Bệnh cúm là một trong những bệnh thường gặp có thể gây đau nhức cơ thể. Đau nhức cũng có thể là do hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của bạn, đặc biệt là nếu bạn đứng, đi bộ, hoặc tập thể dục trong thời gian dài.

Để giảm đau nhức cơ thể, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và thực hiện điều trị đơn giản tại nhà. Nhưng một số trường hợp nhức mỏi, đặc biệt là ở những người nhức mỏi kéo dài một khoảng thời gian, có thể có nghĩa là bạn có một tình trạng sức khỏe không ổn hoặc có tình trạng bệnh lý. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần tìm đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ có thể đưa ra một phác đồ điều trị dài hạn để có thể làm giảm đau nhức và các triệu chứng liên quan khác của bạn.

Do đó để hạn chế và ngăn ngừa những trường hợp đau nhức do tình trạng bệnh lý, hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân có thể gây ra đau nhức cho cơ thể của bạn.

1. Stress – căng thẳng và lo lắng

Khi bạn bị stress, hệ thống miễn dịch của bạn cũng không thể kiểm soát được các phản ứng của nó đối với chứng viêm như trong điều kiện bình thường. Kết quả là, cơ thể của bạn không thể chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật khác như nó thường có thể. Điều này có thể gây ra đau nhức cơ thể của bạn cũng như trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm và nhiễm trùng trên khắp cơ thể.

Stress có thể gây đau nhức cơ thể

Bên cạnh đó, stress – căng thẳng và lo lắng cũng có thể là một trong những nguyên nhân tạo nên các triệu chứng sau: 

  • Nhịp tim cao bất thường
  • Tăng huyết áp
  • Cơ thể nóng bừng hoặc đổ mồ hôi lạnh
  • Thở nhanh, hồi hộp, hổn hển
  • Cơ thể run, run rẩy bất thường
  • Đau đầu, như nhức đầu, căng thẳng hoặc gia tăng chứng đau nửa đầu

Nếu bạn cho rằng căng thẳng đang gây đau nhức cơ thể bạn, hãy thay đổi một chút lối sống hàng ngày của bạn để giảm stress càng nhiều càng tốt. Hãy thử các bước sau:

  • Thiền một vài phút mỗi ngày. Tập trung vào hơi thở của bạn và để ý đến những người xung quanh hoặc những sự kiện khiến bạn căng thẳng.
  • Hãy đi dạo hoặc rời khỏi môi trường hoặc không gian khiến bạn căng thẳng để loại bỏ các yếu tố gây nên căng thẳng và lo lắng cho bạn.
  • Chia sẻ cảm giác lo lắng căng thẳng của bạn với người mà bạn tin cậy để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây nên căng thẳng của bạn.
  • Nếu bạn mất ngủ vì căng thẳng, hãy thử các cách thư giãn trước khi đi ngủ hoặc thử chợp mắt bất cứ lúc nào trong ngày để làm mới bản thân.

2. Mất nước

Nước là một thành phần thiết yếu cho việc đảm bảo các chức năng bình thường và sự khỏe mạnh của cơ thể. Không có nước, cơ thể bạn không thể thực hiện đúng các hoạt động quan trọng mà nó cần phải thực hiện, bao gồm thở và tiêu hóa. Khi bạn bị mất nước và các hoạt động này không làm việc tốt, bạn có thể cảm thấy đau cơ thể như là một hệ quả của việc không đủ nước trong cơ thể.

Mất nước là nguyên nhân gây đau nhức cơ thể

Các triệu chứng của mất nước bao gồm:

  • Nước tiểu ít, sẫm màu
  • Chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Kiệt sức
  • Cảm giác khát các mức độ khác nhau tùy theo tình trạng mất nước

Nếu bạn không uống đủ nước, đặc biệt vào một ngày nóng hoặc khô, bạn có thể bị mất nước nhanh chóng. Bạn nên cố gắng uống khoảng 2 đến 2,5 lít tương đương khoảng tám ly nước mỗi ngày, và cần uống nhiều hơn nếu bạn đang hoạt động về thể chất và đổ nhiều mồ hôi.

Nếu bạn bị mất nước vì một bệnh như tiêu chảy, hãy uống thật nhiều nước cho đến khi kết thúc đợt điều trị. Uống nước hoặc đồ uống có chất điện giải bổ sung có thể giúp bạn giữ nước và thay thế các chất điện phân bị mất do tiêu chảy.

Nếu vẫn mất nước, hãy đi khám bác sĩ ngay hoặc tìm trợ giúp y tế khẩn cấp để đảm bảo rằng bạn không bị mất nước nghiêm trọng.

3. Thiếu ngủ

Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của bạn. Bạn cần ít nhất 6 đến 8 giờ mỗi đêm ngủ, bao gồm cả chợp mắt. Các mô và tế bào của cơ thể bạn cần ngủ theo đúng nghĩa đen để giữ được sức khoẻ tốt và ổn định, và não bạn cần giấc ngủ để luôn “sạch” và tỉnh táo. Không có giấc ngủ, cơ thể bạn không có thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung năng lượng thiết yếu và nguyên liệu cho các quá trình diễn ra trong cơ thể. Việc này có thể dẫn đến đau nhức cơ thể.

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây đau nhức cơ thể

Các triệu chứng khác được hình thành do thiếu ngủ bao gồm:

  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng
  • Ngủ thiếp trong ngày mà không nhận ra nó
  • Khó hiểu khi đọc hoặc nghe người khác
  • Khó nói đúng
  • Khó nhớ

Cố gắng sắp xếp một lịch trình ngủ phù hợp mỗi tối. Cơ thể bạn cần theo nhịp điệu hàng ngày, hoặc nhịp sinh học, để giữ được sức khoẻ.

Hãy thử các kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như:

  • Uống trà nóng hoặc đồ uống nóng khác
  • Thiền
  • Nghe nhạc hoặc radio
  • Có tiếng ồn trắng trong phòng, chẳng hạn như từ quạt

4. Cảm lạnh hoặc cúm

Cảm lạnhcúm là những bệnh nhiễm trùng do virut gây viêm. Những bệnh nhiễm trùng này tấn công cơ thể bạn, và hệ thống miễn dịch của bạn sẽ cố gắng chống lại chúng. Viêm, đặc biệt là ở cổ họng, ngực và phổi, có thể gây đau. Phần còn lại của cơ thể bạn cũng có thể bị đau khi cơ thể bạn đang thực hiện tốt hoạt động chống lại sự nhiễm trùng.

Cảm lạnh hoặc cúm sẽ gây đau nhức cơ thể

Các triệu chứng khác gây nên bởi cảm lạnh hoặc cúm bao gồm:

  • Viêm họng
  • Giọng khàn tiếng
  • Hắt hơi hoặc ho
  • Dịch nhầy màu đặc 
  • Nhức đầu hoặc đau tai

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và súc miệng với nước muối ấm để giảm đau cổ họng của bạn có thể giúp cơ thể bạn giảm triệu chứng bị cảm lạnh hoặc cúm một cách nhanh chóng. Các loại thuốc bán mua tại quầy thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng và đau nhức của bạn.

Nếu bạn có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm trong hơn một vài tuần, hoặc nếu bạn không thể ăn, uống, hoặc hít thở bình thường, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp điều trị nhiễm trùng của bạn.

5. Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu, vì thế các mô cơ thể của bạn không thể có đủ oxy. Với chứng thiếu máu, nhiều phần trong cơ thể bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì không đủ dưỡng khí để duy trì sức khoẻ hoặc hoạt động bình thường.

Các triệu chứng thiếu máu khác bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Nhịp tim bất thường
  • Chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Đau đầu hoặc ngực
  • Chân lạnh hoặc tay
  • Da nhợt nhạt

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân. Nếu bạn không có đủ chất sắt, folate, hoặc vitamin B-12 trong cơ thể của bạn, sử dụng các thực phẩm hoặc thuốc bổ sung có thể chữa bệnh thiếu máu của bạn.

Nếu các thực phẩm hoặc thuốc bổ sung không có tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán vì có thể để bạn cần điều trị tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

 

Khi nào thì cần tìm đến bác sĩ
Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Khó khăn khi ăn uống
  • Ngất xỉu
  • Động kinh
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức
  • Ho khan không biến mất sau vài ngày

Nếu có các triệu chứng khác nhẹ hơn, kéo dài hơn hai tuần, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể kiểm tra giúp bạn các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể có. Sau đó họ có thể cung cấp cho bạn một phác đồ điều trị để giúp làm giảm đau nhức và điều trị nguyên nhân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 15 lý do khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức (Phần 2)

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm