Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai

Tai nạn xe cộ, bị bỏng, gặp sấm sét... đều là những trường hợp vô cùng nguy hiểm mà tất cả chúng ta cần thật tỉnh táo để xử lý tình huống một cách an toàn nhất.

1. Lũ lụt

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 1.

Nếu bạn không may gặp phải lũ quét, bạn đừng vội nên trèo lên cây, cột nhà hay những công trình mỏng manh vì nước có thể cuốn trôi chúng hoặc làm chúng đổ, gãy. Bạn cần nhanh chóng quan sát, di chuyển đến vị trí vững trãi và cao nhất có thể như núi, đồi (nếu có) hoặc đơn giản là tầng áp mái. 

Nếu có thể, bạn hãy nhớ mang theo một ít nước, thức ăn và một chiếc chăn bên mình. Một tấm khăn trải giường màu trắng hoặc một tấm rèm sáng màu sẽ giúp bạn dễ gây chú ý hơn đối với các nhân viên cứu hộ. 

2. Ngã trên đường ray tàu điện ngầm

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 2.

Nếu bạn tình cờ ngã xuống đường ray tàu điện ngầm, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là cố gắng trở lại sân ga. Nhưng điều này vô cùng nguy hiểm vì thành đường ray được làm bằng kim loại tích điện.

Thay vào đó, bạn cần la hét, bật màn hình điện thoại hay đèn flash để kêu cứu với nhân viên tàu điện ngầm thông báo cho người lái tàu rằng có người trên đường ray. Đồng thời chạy thật nhanh theo hướng mà đoàn tàu đang di chuyển. Các sọc đen trắng được vẽ trên mặt đất và trên tường sẽ giúp bạn tìm ra điểm dừng của đoàn tàu.

Trường hợp tàu đến gần, bạn cần hết sức can đảm nằm úp mặt xuống giữa đường ray. Đừng sợ tiếng ồn, không khí nóng, hoặc thậm chí là tia lửa. Hãy hít thở thật sâu để giúp bản thân tránh rơi vào trạng thái hoảng sợ. Đừng thay đổi vị trí của bạn cho đến khi bạn được giải cứu. 

3. Sấm sét

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 3.

Nếu bạn đang đi bộ đường dài và một cơn giông bất ngờ ập đến, đừng nên vội đến gần người bạn đồng hành của mình. Điều đầu tiên bạn cần làm là giữ khoảng cách 1,5 đến 2,5 mét với người đi cùng, đi bộ một cách bình tĩnh để tìm nơi trú ẩn. 

Nếu bạn đang ở trên núi, hãy bắt đầu đi bộ xuống dốc và tìm kiếm những bãi đất thấp hơn. Nếu bạn đang ở trên cánh đồng, đừng trốn trong đống cỏ khô - sét có thể tấn công ở đó. Khi không có chỗ trú ẩn xung quanh, bạn sẽ phải nằm hoặc ngồi với tư thế uốn cong đầu gối, đặt đầu của bạn giữa hai đầu gối - điều đó sẽ giúp bạn an toàn. Hãy ngồi lên một túi nhựa hoặc một số cành cây để cách điện tốt nhất có thể giữa bạn và mặt đất. Lưu ý,  bạn cần tắt điện thoại và để tất cả các vật dụng bằng kim loại (bao gồm cả điện thoại đã tắt) cách xa người khoảng 5m. 

4. Bỏng

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi bị bỏng đó chính là “tránh xa” những mẹo vặt mà bạn biết. Bởi cách xử lý tốt nhất bạn nên làm là ngâm vết bỏng vào nước lạnh sạch trong vòng 5 - 10 phút, sau đó quấn vết thương bằng băng vô trùng. Nếu có thể, bạn nên ngâm vết thương vào nước đá hòa cùng dung dịch 2% baking soda hoặc cồn, sau đó uống nhiều nước - trà và nước khoáng.

5. Tai nạn tàu hỏa, xe khách...

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 5.

Trong trường hợp, chiếc xe khách hay tàu hỏa mà bạn đang đi xảy ra va chạm, bạn cần ngay lập tức giữ tư thế ngồi vững chãi nhất có thể, hoặc trực tiếp nằm xuống sàn. Chờ cho đến khi tàu/xe dừng hẳn rồi mới di chuyển. 

Sau đó, bạn nên ra khỏi toa tàu/xe bằng cửa ra vào hoặc cửa sổ hay những lối thoát khác tùy thuộc vào tình hình. Nếu bạn phải phá cửa sổ, hãy đập kính bằng bất kỳ vật nặng nào mà bạn có thể tìm thấy xung quanh mình như va li, tay vịn, v.v. Tháo kính ra khỏi cửa sổ và cẩn thận nhảy ra ngoài. 

Đừng vội chủ quan ngay sau khi ra khỏi xe/ tàu, vì chúng có thể sẽ phát nổ. Bạn cần chạy ra xa và tìm sự giúp đỡ của nhân viên cứu hộ hoặc người xung quanh. 

6. Cháy rừng

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 6.

Nếu bạn đang ở trong một đám cháy rừng, hãy nhanh chóng tìm ra hướng gió và hướng đám cháy đang lan rộng. Rời khỏi vị trí nguy hiểm của bạn theo phương vuông góc với hướng di chuyển của ngọn lửa. Nếu bạn không thể thoát khỏi đám cháy, hãy tìm nguồn nước gần đó (có thể là một vũng nước hay chai nước bạn mang theo), xối nước lên người và quần áo. 

Nếu không có nước ở gần đó, hãy cố gắng tìm kiếm một con dốc hoặc một khoảng trống trong rừng. Nhớ rằng không khí ít khói hơn trong không gian mở, có nghĩa là bạn nên hít thở khi cúi xuống đất. Nếu đám cháy đến quá gần và bạn không thể chạy khỏi nó, bạn cần dọn sạch một khoảng đất trống, đào một cái hố, phủ đất ẩm lên người và đợi ở đó cho đến khi ngọn lửa dừng lại. 

7. Bị lạc nơi hoang vắng

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 7.

Hãy gọi điện cho người thân báo ngay về tính hình của mình và nhắc họ báo cho cơ quan cứu hộ nếu bạn không liên lạc lại trong thời gian quá lâu vì có thể bạn đang gặp nguy hiểm. Tiếp theo, bạn nên để điện thoại gần cơ thể vì pin sẽ chết nhanh hơn khi gặp lạnh. Tìm các điểm mốc như nước, đường dây điện hoặc đường dẫn, đi ven theo những con đường đó vì chúng có thể dẫn đến khu vực đông dân cư.

8. Nếu thức ăn lọt vào đường thở của bạn

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 8.

Nghẹn thức ăn là trường hợp xảy ra thường xuyên trong cuộc sống nhưng điều này có thể sẽ trở thành một sai lầm chết người. Khi một mẩu thức ăn lọt vào đường thở, bạn cần loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Tuy vậy, việc vỗ vào lưng, vai mà chúng ta hay áp dụng sẽ không mấy hiệu quả trong trường hợp này. Lúc này, bạn cần giữ tư thế bò trên sàn, cánh tay thẳng và đặt nắm tay trên sàn. Cách thứ hai là để cánh tay của bạn về phía trước và úp mạnh ngực xuống sàn. Nó sẽ làm cho phổi của bạn đẩy không khí ra ngoài cùng với mẩu thức ăn lọt vào cổ họng của bạn. 

9. Gặp rắn

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 9.

Rắn không bao giờ tấn công trước, nếu chúng làm vậy thì chúng chỉ đang tự vệ. Nếu bạn nhận thấy một con rắn hay nghe thấy tiếng rít của nó, bạn cần đứng yên và tạo cơ hội cho nó rời đi hoặc chủ động lùi lại. Nếu con rắn đã vào tư thế tấn công, bạn cần ngay lập tức di chuyển trở lại và không thực hiện bất kỳ chuyển động mạnh nào. Đừng cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách dang tay ra, điều này sẽ làm chúng nghĩ rằng bạn đang đe dọa chúng và chúng sẽ cắn bạn để tự vệ. Điều tốt nhất bạn có thể làm trong tình huống này là để mặc chú rắn và di chuyển đi nơi khác một cách lặng lẽ. 

10. Ong đốt

10 trường hợp nguy cấp mà phần lớn chúng ta đều xử lý sai - Ảnh 10.

Vết côn trùng đốt có thể gây sưng tấy và thậm chí là các vấn đề về hô hấp. Bạn cần ngay lập tức tìm thuốc kháng histamine và chườm lạnh lên vùng bị đốt để loại bỏ vết sưng tấy. Đừng bao giờ dùng những mẹo dân gian như “đắp đất lạnh vào vết cắn”,... Thay vào đó, hãy đắp một chiếc túi ni lông có thấm nước vào chỗ bị đốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  An toàn cho trẻ khi sơ cứu trẻ bị bỏng

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm