Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử trí tắc nghẽn đường thở cấp tính do nghẹn thuốc

Nếu bạn hay người thân đang uống thuốc và đột nhiên do sơ suất viên thuốc trôi vào trong cổ họng, điều đó chắc chắn có thể gây khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, hãy bình tĩnh và cố gắng tìm ra giải pháp càng sớm càng tốt. Bài viết này cung cấp thông tin về những điều cần làm khi một viên thuốc bị mắc kẹt trong cổ họng.

Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ lưu ý rằng 5.051 người Mỹ đã chết vì ngạt thở vào năm 2015. Con số này nói lên điều quan trọng để mọi người biết cách ngăn chặn hoặc xử trí khi gặp tình trạng nghẹt thở cấp tính sau uống thuốc. Cũng có một thực tế cần chỉ ra rằng thức ăn có nhiều khả năng gây tử vong do ngạt thở hơn là thuốc. Khi một người bị sặc thuốc, thường chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và đơn giản. Ngoài ra biết cách phòng tránh cũng giúp giảm thiểu khả năng nó xảy ra một cách thấp nhất.

Khi bạn ở một mình

Nếu một người ở một mình và bị sặc thuốc, trước tiên họ nên gọi 115. Sau đó, tự mình thực hiện thủ thuật Heimlich như sau:

-  Nắm tay lại, ngón cái hướng về phía trong cơ thể, giữ vị trí của nắm tay chống lại lực cơ hoành

-  Đẩy mạnh tay cho đến khi vật thể bị đẩy ra

-  Nếu không thể làm hoặc không hiệu quả, cố gắng sử dụng các đồ vật mềm như chiếc ghế  xoay để giúp  tăng lực đẩy lên cơ hoành.

Phương pháp Heimlich là một cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ tắc nghẽn trong cổ họng. Một nghiên cứu năm 2017 lưu ý rằng việc trang bị cho bản thân cách tự làm thủ thuật Heimlich cũng hiệu quả như nhờ người khác thực hiện.

Nếu nạn nhân không thể thở, ho hoặc khóc

Nếu bạn ở gần một người vẫn còn tỉnh nhưng không thể thở, ban có thể thử một số cách sau:

Thủ thuật Heimlich

Thực hiện động tác Heimlich hoặc động tác đẩy bụng lên người khác có thể giúp đánh bật viên thuốc bị mắc kẹt ra khỏi đường thở. Các bước thực hiện như sau:

  • Người thực hiện thủ thuật nên đứng phía sau người bị nghẹt thở, vòng tay qua eo người bị nghẹt thở và hơi nghiêng người về phía trước.
  • Người thực hiện lấy bàn tay này nắm lấy cổ bàn tay kia của mình trong tư thế ôm người nghẹt thở.
  • Sau đó, nhanh chóng ép tay vào và hơi hướng lên trên bụng của người đó.

Lặp lại hành động này tối đa năm lần hoặc cho đến khi viên thuốc ra khỏi miệng người bị nghẹn.

Đòn lưng

Bạn cũng có thể thử sử dụng kết hợp các động tác đánh lưng và đẩy bụng để cố gắng đánh bật viên thuốc bằng cách thực hiện như sau:

  • Đứng ngay sau người đó, đặt một cánh tay trước ngực của họ.
  • Hơi nghiêng người về phía trước ở phần thắt lưng.
  • Lấy khuỷu tay đối diện và giáng cho người đó 5 cú đánh mạnh vào lưng giữa hai bả vai.
  • Đặt một nắm tay vào bụng ngay trên rốn.
  • Nắm lấy cổ tay đó bằng tay đối diện.
  • Nhanh chóng bóp tay vào và lên năm lần.

Lặp lại hai quá trình này cho đến khi viên thuốc bị bắn ra hoặc có các dấu hiệu thở khác, chẳng hạn như ho hoặc thở hổn hển.

Nếu nạn nhân bất tỉnh

Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy gọi ngay cấp cứu 115. Chú ý là bạn không được đưa ngón tay vào cổ họng người bị nạn. Việc đặt ngón tay vào cổ họng của nạn có thể chỉ đưa viên thuốc vào sâu hơn và khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Nếu có thể bạn hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa và thực hiện ép ngực, thường xuyên kiểm tra xem dị vật đã được ép ra ngoài chưa.

Phòng ngừa nghẹn đường thở

Việc uống thuốc, đặc biệt ở trẻ nhỏ không đúng cách có thể gây ra những hậu quả tắc nghẽn đường thở cấp tính, và thậm chí nguy hiểm đến tình mạng nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời. Trước tình hình đó, có một số bước phòng ngừa để giữ cho viên thuốc không bị mắc kẹt trong cổ họng. Bao gồm những phương pháp sau:

Hydrat hóa

Một mẹo phòng ngừa đơn giản có thể là uống một lượng nhỏ nước trước khi uống thuốc. Giữ ẩm cho cổ họng sẽ làm giảm khả năng viên thuốc mắc vào cổ họng khi người bệnh đang nuốt. Một số viên thuốc có vẻ khô hơn những viên thuốc khác, và một số người chỉ đơn giản là có vấn đề với việc viên thuốc mắc kẹt trong cổ họng. Trong những trường hợp này, bạn có thể uống nước trước khi uống thuốc, nuốt một ngụm nước lớn và tiếp tục uống nước sau khi nuốt viên thuốc.

Nghiền viên thuốc

Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về khả năng nghiền nhỏ thuốc. Một số viên thuốc có thể hoạt động tốt nếu người bệnh nghiền chúng thành bột hoặc làm viên nang. Sau đó, người bệnh có thể chỉ cần trộn bột với thức ăn lỏng hoặc mịn để uống. Tuy nhiên, cách này có thể không phù hợp với mọi loại thuốc và tác dụng của thuốc có thể thay đổi tùy theo cách dùng của người bệnh. Vì vậy, bạn cần tham khảo thông tin của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị trước khi thực hiện biện pháp này.

Những nguyên nhân nào có thể khiến viên thuốc bị kẹt và mắc ở cổ họng?

Thiếu độ ẩm là nguyên nhân phổ biến khiến viên thuốc mắc kẹt trong cổ họng. Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những viên thuốc mà một người phải uống vào buổi sáng. Một số lớp phủ hoặc viên nang cũng có thể dễ bị kẹt hơn. Một số người có thể cảm thấy khó nuốt thuốc hơn những người khác, ví dụ như trẻ nhỏ và những người có phản xạ bịt miệng nhạy cảm. Người lớn tuổi cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc, đặc biệt là những viên thuốc lớn. Những người có rối loạn ảnh hưởng đến cổ họng, chẳng hạn như khó nuốt hoặc nuốt đau, cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt thuốc.

Việc mắc phải một viên thuốc trong cổ họng có thể gây khó chịu và đáng báo động. Hầu hết thời gian, viên thuốc không bị kẹt trong đường thở, đoạn thực quản trên đường xuống dạ dày. Có thể ho ra hoặc giúp thuốc tiếp tục trôi xuống bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc ăn một miếng thức ăn. Để tránh tình trạng này xảy ra trong tương lai, hãy đảm bảo uống nước trước, trong và sau khi uống thuốc. Những người gặp khó khăn với chứng nôn khi uống thuốc có thể thử nuốt chúng với thức ăn mịn như nước sốt táo. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị những viên thuốc nhỏ hơn hoặc yêu cầu người bệnh nghiền nát viên thuốc hoặc viên nang rỗng trước khi uống. Tuy nhiên, hãy luôn thảo luận điều này với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thử.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cấp cứu người bị nghẹn

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm