Thực phẩm không an toàn, ví dụ như thịt nấu chưa chín, trái cây và rau quả bị dính chất thải hay các loài động vật có mai, vỏ chứa độc tố biển, có thể gây ra 200 vấn đề từ tiêu chảy đến ung thư. Chúng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất.
Theo WHO, việc điều tra các ổ dịch bệnh liên quan tới thực phẩm ngày càng trở nên khó khăn vì những nguyên liệu để nấu nướng đang có xu hướng được kết hợp từ nhiều loại đến từ nhiều quốc gia.
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO nói rằng: “Một vấn đề thực phẩm địa phương có thể nhanh chóng biến thành một tình trạng khẩn cấp quốc tế. Việc sản xuất thực phẩm đã được công nghiệp hóa, và quá trình thương mại cũng như phân phối chúng được toàn cầu hóa. Điều này khiến thực phẩm dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất”.
Các phân tích từ khắp nơi trên thế giới cho thấy:
- Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan tới thực phẩm được gây ra bởi các mầm bệnh như salmonella, E.coli và norovirus.
- Đa số người thiệt mạng là ở châu Phi và Đông Nam Á.
- 40% số ca tử vong nằm ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Không những vậy, các chuyên gia còn cho biết bệnh tật do thực phẩm gây ra cũng mang theo những rủi ro kinh tế lớn. WHO ước tính rằng dịch E.coli ở Đức vào năm 2011 đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân và các ngành công nghiệp với số tiền lên tới 1,3 tỷ USD.
Hiện tại, WHO đang ra sức kêu gọi chính phủ các nước khẩn trương tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm. Vào ngày 7/4 tới đây, WHO sẽ phát động chiến dịch an toàn thực phẩm với khẩu hiệu “From Farm to Plate” (Từ trang trại tới bàn ăn). Chiến dịch này nhằm mục đích nhắc nhở cộng đồng và chính phủ các nước chú tâm hơn tới mức độ an toàn của thực phẩm từ nguồn gốc thành phần cho tới cách xử lý, chế biến.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra một số khuyến cáo về việc làm thế nào để có thực phẩm an toàn như sau:
- Rửa tay, thực phẩm và dụng cụ trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Phân chia thực phẩm sống và chín riêng biệt. Sử dụng đồ dùng riêng cho việc xử lý thực phẩm tươi sống.
- Nhiệt độ an toàn - không giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ đồng hồ. Làm nóng thực phẩm trên 60oC trước khi sử dụng.
- Sử dụng nước sạch để rửa rau và trái cây.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.