Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO kêu gọi tăng thuế đồ uống có đường để giảm bệnh tật

Trong một nỗ lực nhằm chống lại bệnh béo phì, đái tháo đường tuýp 2 và sâu răng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia trên thế giới nên sử dụng chính sách thuế để tăng giá bán những loại đồ uống có đường như nước ngọt.

Trong  tuyên bố nhân Ngày Béo phì Thế giới (11/10) năm nay, WHO cho biết số người béo phì trên toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 1980 – 2014. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường.

Theo thống kê, có khoảng 30% dân số thế giới, tức khoảng 2,1 tỷ người đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Đây được coi là một “đại dịch” mới của thế kỷ 21 bởi sự gia tăng nhanh chóng cũng như những hệ lụy về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra.

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu xu hướng này tiếp diễn, hơn nửa dân số trưởng thành trên thế giới sẽ bị béo phì hoặc thừa cân vào năm 2030. Khoảng 5% số ca tử vong trên thế giới là do bệnh béo phì và chi phí điều trị y tế cho các bệnh nhân béo phì là 2.000 tỷ USD/năm, tương đương 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổn thất kinh tế do béo phì gây ra được đánh giá tương đương với hút thuốc lá và xung đột vũ trang.

Dựa vào chỉ số cơ thể (BMI) tính bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m), và phân ra các mức độ như sau:

- BMI từ 18,5 - 24 kg/m2: Là bình thường.

- BMI từ 25 - 30 kg/m2: Là thừa cân.

- BMI trên 30 kg/m2: là béo phì.

(Khi áp dụng với người châu Á thì các chỉ số này thấp hơn một chút).

Thừa cân, béo phì có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Những người béo phì không những phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao hơn người bình thường mà còn thường mất tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, gánh nặng xã hội và chi phí điều trị cho bệnh nhân béo phì là rất lớn, bởi căn bệnh này thường kéo theo các bệnh lý nguy hiểm khác.

Năm 2002, Cơ quan nghiên cứu Ung thư của Tổ chức y tế Thế giới (IARC) có trụ sở tại Pháp cho biết những người bị thừa cân có thể tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết, thực quản, thận, vú và dạ con. Tuy nhiên, đến nay Cơ quan này đã thêm vào danh sách nói trên nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dầy, gan, bàng quang, lá lách, buồng trứng và tuyến giáp cũng như là một loại u não ác tính được biết đến như bệnh u màng não và ung thư máu dòng tủy.

Ông Francesco Branca, người đứng đầu Vụ dinh dưỡng cho Sức khỏe và Phát triển của WHO nhấn mạnh"Chính sách thuế là một trong số nhiều công cụ, nhưng là một công cụ rất quan trọng đối với việc hạn chế việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường".

Dựa trên những bài học từ chiến dịch chống hút thuốc lá, WHO nói rằng, áp đặt hoặc tăng thuế nhằm vào đồ uống có đường có thể giúp chúng ta tiêu thụ ít hơn các loại đường, mang lại lợi ích sức khỏe và thu nhập cho Chính phủ các nước.

Theo WHO, chính sách thuế có thể làm tăng 20% giá bán lẻ các loại đồ uống có đường, giúp giảm tỷ lệ tiêu thụ những mặt hàng này.Trước đó, các cơ quan y tế từ lâu đã khuyến cáo rằng, con người nên hấp thu lượng đường ít hơn 10% tổng nhu cầu năng lượng.Đối với người lớn không nên vượt quá 50g đường, và đối với trẻ em không nên vượt quá 25g.

Trưởng ban ngăn chặn dịch bệnh lây lan của WHO, ông Douglas Bettcher đưa ra nhận định."Việc tiêu thụ đường một cách tràn lan, bao gồm các sản phẩm như đồ uống có đường là yếu tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng của những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường trên toàn cầu. Nếu các Chính phủ đánh thuế những sản phẩm như đồ uống có đường, họ có thể giảm bớt tình trạng đau ốm và cứu sống nhiều người".

Các quan chức của WHO nói rằng, Mỹ không còn là quốc gia tiêu thụ đồ uống có đường nhiều nhất, trong khi Chile và Mexico đang giữ vị trí này. WHO cũng lưu ý sự gia tăng nhanh chóng trong việc tiêu thụ đồ uống có đường tại Trung Quốc và vùng cận Sahara của châu Phi.

WHO nhận được tài trợ từ Quỹ Bloomberg Philanthropies của Mỹ, hỗ trợ tăng thuế vào đồ uống có đường để giảm sức tiêu thụ.Ông Francesco Branca cũng chỉ vào những nỗ lực "tiên phong" của tỷ phú Michael Bloomberg trong thời gian làm thị trưởng thành phố New York và các quan chức khác của Mỹ để giảm việc tiêu thụ đường.

Tại Australia, các nghiên cứu cho thấy mức thuế tiêu thụ 20% đối với nước ngọt sẽ đem về 460 triệu đô la/năm cho hệ thống y tế và cắt giảm đến 8.000 ca tiểu đường trong vòng 25 năm./.

Linh Đức - Theo Sức khỏe môi trường
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm