Tuy nhiên, nhiều người không nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của vitamin B12 thấp trong cơ thể.
Trên thực tế, thiếu vitamin B12 có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm, mặc dù gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, khó thở và yếu cơ, hay quên và tê bì hoặc cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân…
Dấu hiệu thiếu vitamin B12 thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với mệt mỏi. Nhưng nếu bạn rơi vào những trường hợp sau đây thì cần cảnh giác dấu hiệu bị thiếu vitamin B12:
Ăn kiêng hoặc ăn chay
Các duy nhất để nhận vitamin B12 trong chế độ ăn là ăn thịt. Nếu bạn tránh các sản phẩm động vật, bạn có thể bị thiếu vitamin B12. Trên thực tế, những người ăn chay trường có thể bị thiếu vitamin B12 mạn tính dẫn tới da nhợt nhạt và yếu mệt. Bạn không cần phải từ bỏ thói quen và sở thích ăn uống của mình nhưng cần bổ sung vitamin B12 mỗi ngày.
Đang ở độ tuổi trên 50
Tuổi tác mang đến sự từng trải và tự do, nhưng thật không may, nó cũng có thể cản trở khả năng hấp thu vitamin B12 từ chế độ ăn. Bạn không chỉ dễ bị thiếu vitamin B12 khi già đi, mà các triệu chứng thiếu vitamin B như thay đổi trí nhớ hoặc giảm sức đề kháng dễ bị bỏ qua hơn. Nếu bạn (hoặc người được bạn chăm sóc) trên 50 tuổi, hãy dùng các chế phẩm bổ sung vitamin B12 để duy trì sức khỏe.
Uống rượu thường xuyên
Nếu bạn thường uống rượu vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, lượng vitamin B12 được tích trữ sẽ bị giảm. Điều này là vì gan đóng vai trò quan trọng trong tích trữ B12. Nếu bạn uống rượu buổi tối hãy uống bổ sung vitamin B12 khi trở về nhà.
Dùng thuốc điều trị trào ngược axit
Nếu bạn từng bị loét dạ dày và các rối loạn dạ dày khác, các thuốc điều trị những rối loạn này sẽ cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12. Nghiên cứu chứng minh rằng những người đang điều trị trào ngược axit nên dùng vitamin B12.
Bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn
Các vấn đề đường huyết hoặc các rối loạn như Hashimoto's hoặc lupus có nghĩa là cơ thể có thể đang hấp thu ít vitamin B12 từ chế độ ăn. Thậm chí nếu ăn thịt nhiều hơn, bạn vẫn cần bổ sung vitamin B12 để duy trì hàm lượng cần thiết.
Thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và nó có liên quan tới một số chẩn đoán đáng sợ. Lượng vitamin B12 thấp có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và cũng có liên quan tới trầm cảm và các rối loạn lo âu như các triệu chứng Alzheimer, tự kỉ và bệnh tâm thần.
Tóm lại, thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng có thể gây nguy hiểm nhưng dễ phòng tránh. Việc bổ sung là nhanh chóng và an toàn vì vitamin B12 là vitamin tan trong nước.
Cách hiệu quả nhất là ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm. Vì phần lớn mọi người không thích tiêm nên viên ngậm dưới lưỡi là giải pháp đơn giản nhất.
Ozempic hoạt động tương tự như một loại hormone được tạo ra trong cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm chất lượng chất dinh dưỡng được hấp thu trong đường tiêu hóa
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.
Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.
Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.