Chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cần đề phòng các dấu hiệu nặng như sốt cao, khó thở, bỏ ăn.
Đặc điểm viêm thanh quản ở trẻ
Khác với người trưởng thành thường bị viêm thanh quản mạn tính do dùng giọng nói quá mức, trẻ nhỏ lại dễ mắc viêm thanh quản cấp. Đây là hiện tượng viêm tại niêm mạc màng nhầy thanh quản diễn ra trong thời gian ngắn.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường gặp nhất ở giai đoạn 7-36 tháng tuổi. Bệnh thường đi kèm những đợt trẻ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh, cảm cúm do virus, viêm phế quản. Ngoài ra, trẻ quấy khóc liên tục, la hét có thể khiến thanh quản bị tổn thương, dẫn tới viêm.
Triệu chứng cũng gần giống với người trưởng thành gồm đau họng, khàn tiếng do dây thanh quản bị sưng nề. Ngoài ra, biểu hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ thay đổi phụ thuộc mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ sẽ có triệu chứng nặng nề hơn, đi kèm sốt, chảy nước mũi, họng đau và khô, sưng hạch cổ dưới hàm.
Viêm thanh quản cấp là bệnh thường gặp, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có biểu hiện:
Khó thở, khó nuốt.
Sốt cao trên 37,5 độ C đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc sốt trên 38,5 độ với trẻ trên 3 tháng tuổi.
Trẻ hít vào có tiếng rít.
Trẻ chảy nhiều nước dãi hơn bình thường.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản tại nhà
Trẻ bị viêm thanh quản cấp nên uống nhiều nước, ăn món ăn dễ tiêu như cháo, soup.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cấp, cha mẹ và người trong nhà cần chú ý một vài điều sau:
Không để trẻ kích thích, quấy khóc nhiều.
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, lỏng.
Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
Theo dõi nhiệt độ, tình trạng trẻ, các dấu hiệu nặng như khó thở, bỏ ăn, li bì hoặc kích thích.
Dự phòng viêm thanh quản cho trẻ bằng cách tiêm đầy đủ vaccine theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Tăng sức đề kháng cho con bằng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C.
Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cá nhân, không để con trẻ tiếp xúc người mắc bệnh đường hô hấp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.