Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong khoang dịch não tủy, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về vận động và nhận thức.
Viêm màng não mủ là bệnh liên quan đến nhiễm trùng của màng bảo vệ bao gồm não và tủy sống, do sự xâm lấn của vi khuẩn vào máu, sau đó xâm nhập và tăng sinh trong màng não rồi gây bệnh. Vi khuẩn gây viêm màng não có nhiều loại như: Haemophilus influenzae type b (Hib), phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn và các loại vi khuẩn gram âm. Trong đó, Hib là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ, thường gặp nhất ở các trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.
Hib là vi khuẩn thường được tìm thấy trong mũi họng ở trẻ nhỏ, lây qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn, đặc biệt là ở các nước chưa tiêm chủng ngừa Hib. Đáng lưu ý, khi chưa có vắc-xin phòng ngừa, vi khuẩn HIB gây viêm phổi nặng ở ¼ trẻ và gần ½ số trường hợp viêm màng não.
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây ra 2 bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và VMNM ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện lâm sàng VMNM ở trẻ.
Bệnh nguy hiểm thế nào?
VMNM là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể xuất hiện quanh năm, dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Trẻ mắc viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gặp phải các di chứng thần kinh vĩnh viễn như: tổn thương não; tràn dịch dưới màng cứng (tích tụ chất lỏng giữa hộp sọ và não); não úng thủy (tích tụ chất lỏng bên trong hộp sọ dẫn đến sưng não); mất thính lực, câm; liệt tay chân; lác mắt; động kinh; sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập...
Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây tử vong do suy hô hấp nặng, phù não; các biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não, viêm phổi, viêm thận nặng, trạng thái mất não,... Tỷ lệ tử vong của viêm màng não do Hib là 15 - 20%, cao hơn ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 2 tháng) và ở những người bị suy giảm miễn dịch. Chỉ có khoảng 45% trẻ em phục hồi mà không để lại di chứng, 15 - 25% còn lại bị suy yếu thần kinh nhẹ, 20 - 40% bị suy yếu thần kinh nghiêm trọng và 10% gặp phải các di chứng thần kinh tàn phế nặng. Những biến chứng lâu dài khác mà trẻ gặp phải bao gồm động kinh, liệt nửa người và giảm thính lực.
Một điều đáng báo động là dù căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng tỷ lệ trẻ được phát hiện và nhập viện điều trị viêm màng não do Hib thường ở tình trạng đã nặng.
Rất dễ nhầm với các bệnh nhiễm trùng khác
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị viêm màng não (VMN) nói chung thường phối hợp các triệu chứng sốt, kích thích và/hoặc li bì, ở bệnh nhi trên 18 tháng thường có thêm dấu hiệu cổ cứng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi dấu hiệu lâm sàng thường kín đáo hơn. Dấu hiệu lâm sàng của VMNM và VMN không gây mủ (chủ yếu do virus) thường giống nhau, tuy nhiên trong VMNM dấu hiệu lâm sàng thường nặng hơn và bệnh VMN do virus lại thường xảy ra theo mùa.
Có thể thấy biểu hiện lâm sàng VMNM ở trẻ em trên 18 tháng tuổi như sau: sốt, hội chứng nhiễm khuẩn: thường sốt cao đột ngột, có kèm theo long đường hô hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn kém, da tái xanh; hội chứng màng não: các dấu hiệu cơ năng: nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể: gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, vạch màng não... dương tính. Trẻ nhỏ còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm; các biểu hiện khác: co giật, liệt khu trú, rối loạn tri giác - hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (gặp trong nhiễm não mô cầu). Các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn.
Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn ối, ngạt sau đẻ. Hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ thân nhiệt; hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của trẻ sơ sinh và có thể co giật.
Lưu ý, dấu hiệu VMNM ở trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Khi trẻ có một số triệu chứng như: chán ăn, bú kém; quấy khóc, dỗ không nín, đôi khi khóc thét lên; da bị vàng hoặc xanh tái, nhợt nhạt,... Bố mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dấu hiệu viêm màng não mủ ở người trưởng thành.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.