Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine Oxford-AstraZeneca làm tăng nhẹ nguy cơ đông máu

Một phân tích về các biểu hiện sau tiêm chủng tại Scotland đã xác định rằng vaccine Oxford-AstraZeneca COVID-19 có liên quan đến việc làm tăng nhẹ nguy cơ đông máu và giảm tiểu cầu. Vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ này. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng giá trị rủi ro đối với vaccine COVID-19 thấp hơn so với nhiễm SARS-CoV-2 và lợi ích của vaccine vượt trội hơn những rủi ro cực kỳ hiếm gặp này.

Một nghiên cứu gần đây tại Scotland đã phân tích 2,53 triệu người trưởng thành được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên để xác định mối liên quan giữa đông máu và số lượng tiểu cầu trong máu thấp sau khi tiêm loại vaccine này. Đã có 1,71 triệu người tiêm vaccine Oxford-AstraZeneca và 0,82 triệu người tiêm vaccine Pfizer-BioNTech từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Vaccine Pfizer-BioNTech với mã BNT162b2 đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 năm 2020. Vaccine Oxford-AstraZeneca với mã ChAdOx1 cũng đã nhận được giấy phép từ Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) vào tháng 1 năm 2021.

Theo các thông tin được đưa ra từ cơ quan Y tế Đan Mạch, họ đã bắt đầu điều tra sự cố đông máu và một trường hợp tử vong xảy ra ở những người đã tiêm vaccine Oxford-AstraZeneca. Ngoài ra, Cơ quan quản lý sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe của Anh cho đến nay đã báo cáo 379 trường hợp gặp các biến cố đông máu và giảm tiểu cầu. Vào tháng 4 năm 2021, ủy ban đánh giá an toàn của EMA đã kết luận rằng các sự cố đông máu có thể liên quan đến vaccine Oxford-AstraZeneca và đông máu được liệt kê trên nhãn là một tác dụng phụ tiềm ẩn rất hiếm gặp.

Tác dụng phụ làm giảm tiểu cầu

Những nốt ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, còn được gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn chảy máu trong đó các kháng thể trong hệ thống miễn dịch tấn công các tiểu cầu máu trong cơ thể. Điều này dẫn đến số lượng tiểu cầu trong máu giảm, kéo theo giảm khả năng thành cục máu đông và khả năng cầm máu. ITP thường xảy ra do nhiễm virus và các triệu chứng của nó bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu và các vết giống như vết bầm tím.

Một số trường hợp gặp phải ITP đồng thời cho thấy nguy cơ hình thành huyết khối hoặc đông máu tăng lên. Điều này nghe có vẻ không đúng với lý thuyết và lý do đằng sau là không rõ ràng, nhưng những trường hợp này đã được so sánh với giảm tiểu cầu do sử dụng heparin để đánh giá (xảy ra khi sử dụng heparin làm loãng máu, khiến cơ thể sử dụng hết tiểu cầu trong khi kích hoạt sự hình thành các cục máu đông). Các chuyên gia cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ cơ chế đằng sau những biến chứng liên quan này.

Hiện tại, các phân tích đang cho thấy mối liên quan giữa vaccine Oxford-AstraZeneca và sự gia tăng nhẹ nguy cơ mắc đông máu trong vòng 28 ngày sau khi tiêm chủng, với tỷ lệ mắc bệnh là 1,13 trường hợp trên 100.000 liều. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ hiếm gặp này tương tự như các loại vaccine khác, chẳng hạn như vaccine phòng bệnh sởi, viêm gan B và cúm. Một điều lưu ý là chẩn đoán đông máu là không chắc chắn và độ chính xác có thể phụ thuộc vào bác sĩ. Các phân tích cũng cho thấy không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ đông máu đối với vaccine Pfizer-BioNTech. Giải thích được đưa ra là sau khi tiêm vaccine, các cá nhân gặp phải đông máu cơ bản nhẹ và phản ứng viêm xảy ra sau khi tiêm chủng làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng đông máu.

Tỷ lệ rủi ro và lợi ích của vaccine COVID-19

Bất chấp những rủi ro tiềm ẩn khi tiêm vaccine, các nghiên cứu đều lưu ý rằng cần phải thừa nhận những lợi ích của vaccine là không thể bàn cãi. Các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của đông máu sau liều đầu tiên của vaccine Oxford-AstraZeneca dường như là cực kỳ hiếm - và tương tự như các nguy cơ tiềm ẩn khác của vaccine, nguy cơ này vẫn thấp hơn nhiều so với nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do mắc COVID-19. 

Tổng kết

Việc xuất hiện nguy cơ đông máu sau tiêm vaccine COVID-19 của Oxford-AstraZeneca đã được xác định và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm vaccine là không thể bàn cãi, và các chuyên gia cho rằng tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu, đáng giá nếu được mang ra đánh đổi với những tác dụng phụ rất hiếm gặp có thể xảy ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

  • 20/03/2025

    Trẻ em và bệnh giao mùa xuân hè

    Giao mùa xuân hè, là khoảng thời gian chuyển tiếp từ tiết trời se lạnh sang nắng nóng, oi bức. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... khiến cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, chưa kịp thích nghi

  • 19/03/2025

    Thiếu ham muốn tình dục tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ham muốn tình dục có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.

  • 18/03/2025

    Chế độ ăn uống của mẹ bầu ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần của con?

    Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.

  • 18/03/2025

    Thời điểm tốt nhất để sử dụng Creatine

    Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.

  • 17/03/2025

    Cơ thể thiếu calci sẽ ra sao, bổ sung thế nào?

    Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.

  • 17/03/2025

    Chống lão hóa da mùa xuân cho người cao tuổi

    Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.

Xem thêm