Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống rượu khi mắc tiểu đường tuýp 2?

Nghiên cứu cho thấy uống rượu vừa phải có ảnh hưởng có lợi với cơ thể, ví dụ như giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu cho thấy uống một lượng rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ tiến triển tiểu đường týp 2. Nguyên tăc quan trọng nhất là giữ lượng tiêu thụ ở mức trung bình. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, định nghĩa uống rượu ở mức trung bình là 1 ly/ ngày với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới.

Mặt khác, uống quá nhiều rượu, được định nghĩa là hơn 5 ly trong 2 giờ với nam và hơn 4 ly trong 2 giờ với nữ. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, và hội chứng chuyển hóa. Uống nhiều rượu có thể khiến việc kiểm soát đường trở nên khó khăn hơn do tăng cân và kháng insulin.

Nếu bạn quyết định uống rượu, một số loại rượu sẽ tốt hơn những loại khác. Ngoài ra, nếu bạn mắc tiểu đường, có những điều bạn cần thực hiện để đảm bảo an toàn. Uống rượu có thể dẫn đến tăng sản xuất insulin, dẫn đến hạ đường máu. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo những người mắc tiểu đường nên được giáo dục về nhận thức và kiểm soát hạ đường huyết kéo dài khi uống rượu, đặc biệt nếu những người này cũng đang sử dụng insulin hoặc thuốc khác có thể gây hạ đường máu.

Loại đồ uống nào bạn nên tránh và loại nào nên chọn: Điều thông minh là tránh thức uống có đường làm từ nước ép hoa quả, thức uống được thêm đường và nước siro, do chúng có thể có chứa calo thừa và đường. Những loại này có thể làm tăng đường máu và gây tăng cân. Thay vì vậy, chọn đồ uống như rượu vang, sâm panh hoặc rượu không có đường như soda.

Ví dụ:

  • Vodka với việt quất
  • Vodka với soda và một ít chanh

Những điều cần chú ý

Uống khi ăn: nếu bạn định uống rượu, không nên uống khi dạ dày rỗng. Chỉ nên uống cùng với bữa ăn hoặc ăn trước khi uống để làm giảm nguy cơ hạ đường huyết. Khi bạn đang ăn, đảm bảo chọn những đồ ăn có chứa tinh bột (carbohydrate), do đó bạn có bổ sung glucose và giảm nguy cơ hạ đường máu. Nếu bạn tuân theo bựa ăn hỗn hợp carbohydrate bạn cần ăn thêm một ít khi uống rượu. Không nên thay thế đồ ăn bằng rượu và không tính rượu là một phần carbohydrate trong lựa chọn của bạn. Cách duy nhất để đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với bạn là theo dõi đường máu thường xuyên hơn khi bạn đang uống rượu.

Kiểm tra: rượu có thể làm hạ đường huyết thậm chí 24 giờ sau khi bạn uống. Do vậy, hãy kiểm tra đường máu trước khi đi ngủ. Đảm bảo rằng nó nằm trong giới hạn an toàn 100-140mg/dL. Nếu đường máu của bạn dưới 100 mg/dL, nhưng không quá thấp (không dưới 70 mg/dL), bạn nên ăn thêm một bữa phụ. Một ví dụ có thể là một miếng bánh mì ngũ cốc với một thìa bơ đậu phộng. Bổ sung thêm năng lượng trước khi đi ngủ không phải lí tưởng nhưng an toàn sẽ được đặt lên đầu.

Mang theo đồ ăn nhẹ: nếu bạn mắc tiểu đường và sử dụng insulin hoặc thuốc dùng đường uống khác có thể gây hạ đường huyết, bạn nên luôn mang theo đồ ăn nhẹ. Những bữa ăn đôi khi bị trì hoãn và bạn cần được chuẩn bị sẵn. Mang theo đồ ăn nhẹ chứa tinh bột- một ít hoa quả, bánh ngũ cốc hoặc thanh bổ sung năng lượng. Trong những trường hợp đường máu giảm dưới 70 mg/dL, bạn nên bổ sung ngay 15g tinh bột như 3-4 viên glucose, một chai nước hoa quả nhỏ hoặc 5 viên kẹo cứng (nhưng không phải kẹo socola).

Nước: Với mỗi đồ uống có cồn bạn uống, hãy uống thêm 1 ly nước-điều này sẽ giúp bạn bổ sung đủ nước và giảm nồng độ rượu. Rượu có thể tăng cảm giác ngon miệng chính vì thế uống nước để ngăn bạn ăn quá nhiều.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm