Uống nước đá quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên thế giới, vẫn còn nhiều tranh cãi về uống nước lạnh hay nước ấm mới tốt cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho rằng uống nước lạnh khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng để tăng thân nhiệt, đem đến hiệu quả giảm cân.
Tuy nhiên, y học của hầu hết các nước phương Đông cho rằng, uống nước đá lạnh thường xuyên gây hại nhiều hơn lợi với sức khỏe. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, bạn cần tránh uống nước đá vào những thời điểm sau:
Trong và ngay sau bữa ăn
Uống nước đá lạnh trong bữa ăn gây hại cho hệ tiêu hóa.
Theo quan điểm của trường phái y học Ayurveda (Ấn Độ), uống nước đá lạnh trong bữa ăn là một thói quen ăn uống không lành mạnh. Đồ uống lạnh có thể làm co thắt các mạch máu ở dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của dịch vị dạ dày, gây cản trở hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, uống nước lạnh khiến quá trình tiêu hóa thực phẩm nhiều dầu mỡ diễn ra chậm hơn. Vì thế, bạn nên uống nước ấm sau khi ăn để kiểm soát cảm giác thèm ăn cũng như kích thích sự tiêu mỡ hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước lạnh có thể làm trầm trọng triệu chứng bệnh co thắt tâm vị.
Sau khi hoạt động mạnh ngoài trời nóng
Ngay sau khi vận động mạnh, bạn không nên uống nước đá lạnh.
Trong thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen uống nước đá ngay khi về nhà. Tuy nhiên, uống nước đá với tốc độ quá nhanh có thể khiến nhiệt độ trong cơ thể giảm đột ngột, giảm nhịp tim và gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản.
Do đó, bạn không nên uống nước đá ngày sau khi làm việc nặng ngoài trời nắng hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ở nhiệt độ 16 độ C có hiệu quả bù nước tốt nhất với những vận động viên điền kinh trong tình trạng mất nước. Sau khi đổ mồ hôi nhiều, bạn chỉ nên uống nước mát và uống từng ngụm nhỏ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp
Nước đá lạnh có thể làm trầm trọng hơn các bệnh viêm đường hô hấp.
Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi… không nên uống nước lạnh. Nước lạnh có thể làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng, khiến cổ họng của bạn bị rát và dễ tổn thương hơn.
Trong mùa nóng, thói quen thường xuyên thêm đá vào đồ uống có thể làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Khi răng ê buốt
Với những người có răng nhạy cảm, nước đá lạnh có thể làm hỏng men răng, khiến tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, nhiều người có thói quen nhai đá, khiến men răng dễ bị nứt và tổn thương.
Khi bị đau đầu
Người có nguy cơ đau nửa đầu (đau đầu vận mạch) không nên ăn kem hay uống đồ lạnh giữa ngày nóng. Nguyên nhân là nước đá lạnh qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, khiến các mạch máu não bị phồng lên đột ngột. Khi đó, triệu chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới vùng thái dương và trán.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những căn bệnh nguy hiểm từ thói quen uống nước đá trong mùa hè.
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.