Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trí thông minh nhân tạo - Liệu có trở thành bác sĩ?

Trí thông minh nhân tạo, nói nôm na là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi... như trí tuệ con người nhưng xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.

Tạo ra thay đổi trong lĩnh vực y tế

Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.

Hứa hẹn về ứng dụng của công nghệ trí thông minh nhân tạo trong ngành y tế là rất lớn, có thể giúp tối ưu hóa nguồn lực ở bệnh viện. Dựa trên các thông số về lượng bệnh nhân đến thăm khám mỗi ngày, máy móc có thể dự báo ngày đông bệnh nhân và ngày vắng bệnh nhân hơn, từ đó bệnh viện điều động bác sĩ cho phù hợp.

Với một cơ sở dữ liệu tốt, trí tuệ nhân tạo còn có thể dự đoán khả năng con người nhiễm bệnh. Dựa trên các số liệu về kết cấu gene, sinh trắc học và thể trạng mỗi người, máy móc sẽ tính toán liệu chúng ta có bao nhiêu % mắc loại bệnh hiểm nghèo nào đó. Đây là thông tin cực kỳ hữu ích cho công tác phòng ngừa bệnh.

Tiềm năng là vậy, tuy nhiên, để ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực y tế ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức, quá trình số hóa dữ liệu còn diễn ra chậm. Các bệnh viện vẫn sử dụng nhiều sổ sách trong khi bước đầu tiên để ứng dụng trí tuệ nhân tạo là cần phải có cơ sở dữ liệu số cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong lĩnh vực y tế. Bất cứ quốc gia nào cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Trí thông minh nhân tạo - Liệu có trở thành bác sĩ?

BS. Michael Abramoff bên hệ thống IDx-DR.

Và đột phá trong ngành mắt

Hơn 20 năm trước, BS. Michael Abramoff  lúc đó mới chỉ là một bác sĩ nội trú đã có nhận định: Bác sĩ mắt nhiều khi gặp những bệnh nhân đái tháo đường ở giai đoạn muộn, khi đã hình thành bệnh võng mạc đái tháo đường, lúc đó mù lòa là không thể đảo ngược. Thăm khám thường xuyên là cần thiết để chẩn đoán sớm bệnh võng mạc đái tháo đường (DR), khi đó điều trị sẽ cho kết quả tối ưu. Đáng tiếc là chưa đến 50% bệnh nhân bị ĐTĐ có lịch khám mắt hàng năm. Thực tế này đưa BS. Abramoff có cuộc hành trình dài 22 năm ở bang Iowa, ghi nhận trí thông minh nhân tạo tự chủ là phát minh y học tiến bộ nhất, rồi tìm ra IDx (hệ thống tự động chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường).

Tháng 4/2018, IDx được FDA công nhận, không chỉ làm rộng đường cho những tiến bộ về nhãn khoa mà hệ thống này còn phá vỡ những rào cản cho các chuyên khoa khác cùng sáng tạo nhằm giảm giá thành điều trị và tăng cường chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Những thử nghiệm quan trọng dẫn tới FDA công nhận IDx-DR được tiến hành trên 10 địa điểm khác nhau trên toàn nước Mỹ, tiến hành trên 900 bệnh nhân đái tháo đường. Trong nghiên cứu này, hệ thống IDx-DR đã thực hiện tốt khi đối chứng với dữ liệu của Trung tâm dữ liệu ảnh đáy mắt bang Wiscosin và các hệ thống phân loại hiện hành. Chống lại những chuẩn mực hà khắc, IDx-DR đã vượt qua ngưỡng  điểm đặc hiệu cao nhất với độ nhạy là 87.2%, độ đặc hiệu 90.7% và khả năng phản ánh 96.1%.  Nghiên cứu đã chỉ ra rõ ràng khả năng của hệ thống này có thể mang lại chẩn đoán ở cấp độ chuyên khoa áp dụng cho chăm sóc mắt ban đầu.

Với IDx-DR,  hành trình  thăm khám bệnh nhân của các bác sĩ mắt sẽ thay đổi ngoạn mục. Bác sĩ mắt giờ đây sẽ là đối tác của phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu - nơi xử dụng hệ thống IDx-DR để phát hiện ra DR, làm tăng khả năng phát hiện sớm DR, bệnh nhân sẽ được sàng lọc để được bác sĩ mắt chăm sóc. Với khả năng sàng lọc bệnh, IDx-DR có thể phát hiện ra DR sớm mà không cần sự có mặt của bác sĩ chuyên khoa. Một cá thể có thể vì lý do xã hội hay khả năng tài chính mà không đến khám mắt mãi đến khi có biểu hiện lâm sàng, nay có thể được sàng lọc. Bệnh nhân nhờ hệ thống IDX-DR cảnh báo về khả năng bị DR sẽ có lịch thăm khám thường xuyên hơn ở các trung tâm mắt trước khi quá muộn. BS. Abramoff rất quan tâm đến việc giảng dạy các bác sĩ trẻ và bác sĩ nội trú. Khi được hỏi, ông có lời khuyên gì cho họ trong 5 năm hành nghề đầu đời, ông nói: “Sách vở, chứng nhận, giải thưởng là quan trọng. Tuy nhiên, chúng phải là kết quả của ban đầu là sự quan tâm, sau đó là việc áp dụng công nghệ và khám phá để cải thiện cuộc sống của bệnh nhân”.

GS. Bertil Damato thuộc Hội Khối u nhãn khoa châu Âu cũng nhấn mạnh tác dụng của bộ atlas tích hợp với máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng artificial-intelligence patern recognize trong việc chẩn đoán, phân loại, tiên lượng các khối u nội nhãn, đặc biệt là các khối u hắc mạc. Mới đây, người ta đã chứng kiến các robot phẫu thuật những ca phẫu thuật nội nhãn đầu tiên. Đi tiên phong là hệ thống Robotic surgery-Davinci. Còn gì mà trí thông minh nhân tạo có thể làm cho bệnh nhân mắt, chúng ta hãy cứ chờ đợi... !

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 1, Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 2

Bs. Hoàng Cương - Theo Sức khỏe & Đời sống/AAO
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm