Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc lá phá hủy xương của bạn như thế nào?

Thuốc lá gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nicotine trong thuốc lá có thể “giết chết” các tế bào xương, gây mất xương và suy giảm chức năng của xương.

Tác hại của thuốc lá

Số lượng người tử vong vì thuốc lá tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Khi bạn hút thuốc, nicotine được hấp thụ vào máu, qua phổi và kích thích hoạt động của sóng điện trong não, làm dịu căng thẳng, mệt mỏi trong thời điểm ngắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra 25% số ca tử vong hàng năm trong độ tuổi 30 - 60 tuổi trên toàn cầu là do độc tố nicotine.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh hút thuốc lá thụ động (sống cùng người hút thuốc lá, hít phải khói thuốc) cũng gây ra bệnh phổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 25 - 30% ở người trưởng thành. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), hen suyễn, viêm phế quản, suy giảm chức năng của phổi cao hơn. 

Tỷ lệ người tử vong vì hút thuốc lá có xu hướng tăng và trẻ hóa

Thói quen hút thuốc lá gây ra một số vấn đề sức khỏe phổ biến như:

- ung thư

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

- Bệnh tim mạch

- Các vấn đề về sức khỏe sinh sản

- Bệnh đái tháo đường type 2

- Đục thủy tinh thể

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng

- Các vấn đề về xương khớp như viêm khớp dạng thấp

- Phình động mạch chủ

Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe xương như thế nào?

Các nghiên cứu chỉ ra hút thuốc có thể phá hủy xương của bạn. 30 năm đầu đời là giai đoạn tốt nhất để phát triển, cấu trúc khối xương. Khung xương và khối lượng xương người hút thuốc từ khi còn trẻ kém phát triển hơn so với những người không hút thuốc.

Thói quen hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe xương trong giai đoạn vị thành niên mà còn kéo dài ở độ tuổi 40 và 50. Khói thuốc lá tạo ra các gốc tự do (các phân tử tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể), gây tổn hại cho các tế bào và hormone liên quan đến việc duy trì sức khỏe của xương. Các độc tố từ khói thuốc gây ra sự mất cân bằng hormone estrogen – hormone cần thiết cho việc củng cố xương của bạn.

Hút thuốc lá đẩy nhanh quá trình lão hóa xương

Bên cạnh đó, khói thuốc lá kích thích gan sản xuất nhiều enzyme, phá hủy estrogen, dẫn đến mất xương. Đồng thời, các chất kích thích trong thuốc lá có thể làm nồng độ hormone cortisol tăng cao, dẫn đến phá vỡ cấu trúc xương.

Đặc biệt, khói thuốc lá có thể ức chế sản xuất calcitonin – hormone giúp hình thành và phát triển khối xương. Hàm lượng nicotine trong thuốc lá có thể “giết chết” các nguyên bào xương, tế bào cấu tạo xương. Bên cạnh đó, hút thuốc lá có thể phá hủy các mạch máu,  ngăn chặn quá trình vận chuyển oxy, gây tổn thương các dây thần kinh ở ngón chân, bàn chân. Điều này khiến cơ chân yếu, dễ bị ngã và gãy xương.

Do vậy, những người “nghiện” thuốc lá càng nặng thì tiến độ phục hồi tổn thương ở xương càng chậm. Hút thuốc lá khiến tình trạng mất xương trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là thời kỳ mãn kinh.

Bỏ hút thuốc có thể cải thiện tình trạng xương?

Việc bỏ hút thuốc không thể cải thiện tình trạng xương của bạn ngay lập tức. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị của bác sỹ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và loại bỏ những thói quen xấu để phục hồi và tái tạo chức năng của xương:

Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp tăng mật độ xương

- Bổ sung đủ protein, thực phẩm giàu protein

- Ăn thực phẩm giàu calci như sữa, sữa chua, đậu nành…

- Tránh chế độ ăn ít calo

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh

- Tập thể dục thường xuyên

- Thực phẩm giàu kẽm và magne

- Sử dụng thực phẩm giàu chất béo omega-3

Bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sự nguy hiểm của khói thuốc lá trong môi trường

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm