Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Người bệnh từng tới BV Bạch Mai áp dụng như người nước ngoài đi từ vùng dịch về

Theo TT Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, người từng đến BV Bạch Mai để khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân đã về tuyến cơ sở sẽ áp dụng phương châm coi như người nước ngoài đi từ vùng dịch về.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia tình hình dịch đã bước sang cấp độ 3, và vai trò của y tế cơ sở tiếp tục được phát huy và nâng cao trong việc phát hiện ca bệnh và hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Theo đó y tế cơ sở cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để thành lập các tổ công tác có sự tham gia của Lãnh đạo địa phương và các cơ quan đoàn thể có nhiệm vụ đi từng ngõ gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng để lập danh sách rà soát tất cả các đối tượng đi từ vùng có dịch về để lập danh sách phân loại đưa vào theo dõi.

Giai đoạn gần đây, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo chính  quyền địa phương lập danh sách rà soát các đối tượng ở nước ngoài về. Chính quyền đã lập được danh sách theo dõi sức khỏe của từng đối tượng trong danh sách rà soát các biểu hiện bệnh (sốt, ho, khó thở, theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày) cùng với đó giám sát theo dõi chặt các trường hợp lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, có bệnh mãn tính để có những tư vấn và khuyến cáo phù hợp.

"Khi xảy ra ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai có các bệnh nhân đến khám điều trị, người nhà bệnh nhân tới khám và chăm sóc người bệnh, tiếp xúc với dịch bệnh viện đã về cơ sở. Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn với y tế cơ sở "đi từng ngõ gõ từng nhà" để xác định những người đã đến Bạch Mai khám và điều trị.

Đối với các trường hợp này chúng tôi chỉ đạo thực hiện phương châm coi như là đối tượng đi từ nước ngoài nước có vùng dịch trở về", ông Tuyên nói.

Về công tác xét nghiệm ông Tuyên cho biết, trên toàn quốc có 24 trung tâm có khả năng xét nghiệp phát hiện trường hợp nhiễm  SARS-Cov-2. Tuy nhiên, nếu phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính, cơ sở phải gửi đến các viện chuyên ngành ở khu vực để xét nghiệm lại và khẳng định.

Tháng 4, Việt Nam sẽ có thêm 100.000 sinh phẩm xét nghiệm loại này. Các địa phương có nhu cầu báo ngay về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để được gửi bộ xét nghiệm, yêu cầu nêu rõ số lượng cần.

Bộ Y tế cũng sẽ nhập 200.000 test nhanh, ưu tiên xét nghiệm đối với 37.000 người đang ở các cách ly tập trung, hàng chục nghìn người đang cách ly tại nhà và những người từng đi đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 tới nay. Đây là sinh phẩm xét nghiệm kháng thể được khuyến cáo thực hiện sau 7 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Bộ đã cấp 20 máy Realtime PCR cho các địa phương, dự kiến sắp có thêm 20 máy. Các địa phương có thể thực hiện ngay, không cần phụ thuộc tuyến trung ương.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lưu ý khi vệ sinh các bề mặt để tiêu diệt virus SARS-CoV-2 tại nhà

Ngọc Minh - Theo Tổ quốc
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm