Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thóp trước đóng khi nào?

Đa số trường hợp thóp trước đã đóng khi bé được 19 tháng tuổi. Tuy nhiên thóp có thể đóng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng. Nếu bé đã 27 tháng mà thóp trước vẫn chưa đóng bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ. Thóp đóng trước 4 tháng (thóp đóng sớm) rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng cần khám bác sĩ ngay.

Một nghiên cứu của Mỹ về thời điểm đóng thóp trước ở 1.677 trẻ thực hiện năm 1949 cho thấy, thóp trước đóng trong khoảng thời gian 4-26 tháng, trong đó:
  • 90% đóng ở độ tuổi 7-19 tháng. 
  • 41,6% đóng trong năm đầu đời: 2,7% đóng ở 6 tháng và 13,5% đóng ở 9 tháng.   
   
Độ tuổi
Tỷ lệ thóp trước đã đóng
6 tháng
2,7%
9 tháng
13,5%
12 tháng
41,6%
19 tháng
90%
 
Theo các tác giả, so với số liệu trong y văn cũ, thóp có xu hướng đóng sớm hơn.
Kích thước của thóp trước
Thóp trước là vùng có hình tứ giác ở phía trước đầu của trẻ sơ sinh, nằm giữa 2 đường tăng trưởng (khớp sọ) nơi các xương sọ giao nhau. Ở trẻ sơ sinh, nhờ có thóp mà xương sọ có thể phát triển tương ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của não bộ. 
Ngay sau khi sinh, thóp trước có kích thước 2,5 cm x 2,5 cm và có thể rộng tới 5 cm x 5 cm, nếu vùng thóp rộng hơn như vậy, cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Không có gì nguy hiểm khi bạn chạm vào thóp của bé. Khoảng trống giữa các xương được che phủ bởi một màng xơ vững chắc, giúp bảo vệ não một cách an toàn Bạn có thể gội đầu cho bé và thực hiện các động tác thông thường như đội mũ, chải đầu mà không lo gây tổn thương cho thóp.
Thóp trước thường rộng ra trong thời gian từ tuần thứ 2 tới tháng thứ 3 rồi dần dần đóng lại. Bình thường thóp trông phẳng hoặc hơi trũng một chút. Thóp đầy hoặc phồng lên là điều không bình thường. Thóp phồng đồng nghĩa với việc não đang chịu một sức ép lớn hơn bình thường và cần đi khám bác sĩ ngay.
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm