Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thói quen tưởng vô hại nhưng nguy hiểm khôn lường

Cắn đồ vật cứng, bịt mũi khi hắt xì hơi hay nói thì thầm là những thói quen gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn tưởng chúng vô hại.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 1

Bịt mũi khi hắt hơi: Tác dụng chính của hắt hơi là loại bỏ vi khuẩn, virus và bụi bẩn. Nếu  có thói quen bịt mũi, bạn không thể loại bỏ những thứ này. Nhưng đó không phải là tất cả. Bịt mũi có thể khiến toàn bộ sức mạnh khi hắt hơi quay ngược trở lại, làm tổn thương thính lực, tăng huyết áp và thậm chí gây thiệt hại thực quản.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 2

Sử dụng tăm xỉa răng: Các nha sĩ không thích tăm xỉa răng. Chúng khá vô hại với men răng nhưng lại gây nguy hiểm tới nướu. Và chúng gần như không thể làm sạch miệng. Để giữ cho miệng sạch sẽ, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và cần tìm hiểu cách dùng chúng chính xác.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 3

Ngủ sấp mặt: Tư thế này thật sự thoải mái nhưng lại làm giảm sút chất lượng giấc ngủ. Ở tư thế này, hơi thở khó khăn, cổ ở vị trí không tự nhiên, lưu thông máu tồi tệ và đốt sống cổ gặp nguy hiểm. Ngoài ra, các bác sĩ cảnh báo rằng nằm sấp gây nếp nhăn ở cổ và chúng sẽ không bao giờ biến mất.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 4

Cắn hạt hướng dương bằng răng: Hạt hướng dương rất ngon và bổ dưỡng. Nhưng chúng nên được bóc bằng tay và tuyệt đối không được sử dụng răng để cắn. Các nha sĩ cảnh báo những người có thói quen này thường bị tổn thương răng rất nghiêm trọng vì vỏ của hạt hướng dương rất cứng. Cắn hạt hướng dương làm phá hủy men, tạo thành cao răng, làm cho bộ nhai yếu và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nha chu.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 5

Cắn đồ vật cứng: Những người thích cắn bút, kẹp giấy, bút chì hoặc các vật rắn khác thường có vấn đề nghiêm trọng về men răng. Bạn cũng đặt mình vào nguy cơ bị gãy, vỡ răng cao hơn, thậm chí có thể làm tổn thương hàm hoặc vô tình nuốt phải dị vật cứng. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao từ thói quen này. Đó là lý do bạn không nên cố gắng mở chai, nhai đá bằng răng.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 6

Nhịn tiểu: Ruột và bàng quang của người này rất cồng kềnh vì đã nhịn tiểu trong suốt thời gian dài. Hầu hết bác sĩ đều cảnh báo rằng bạn không nên nhịn tiểu vì điều đó có thể làm tổn thương cơ bắp, đồng thời gây nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 7

Gội đầu bằng nước nóng: Nếu thích tắm gội bằng nước nóng, bạn không nên làm như vậy. Thứ nhất, nước nóng có thể gây đau đầu và chóng mặt. Thứ hai, nó kích thích chức năng của các tuyến bã nhờn trên da đầu, khiến tóc nhanh bẩn và dễ bị tổn thương.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 8

Đọc sách khi nằm: Nếu bạn đọc sách trên giường, cố gắng đừng để sách quá gần mắt, không gù lưng và căng cơ cổ. Ngoài ra, không được nằm nghiêng để đọc vì khoảng cách tới cuốn sách liên tục thay đổi và mắt sẽ phải làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng không được nằm sấp vì nó có thể làm hỏng cột sống.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 9

Liếm và thổi vào vết thương nhỏ: Nhiều người có thói quen mút bỏ máu khi bị đứt tay hoặc vết xước nhỏ. Các nhà khoa học từ Đại học Harvard, Mỹ, phát hiện có hơn 600 vi sinh vật sống trong miệng của con người. Trong số chúng có staphylococci và streptococci, những vi sinh vật thích sống và phát triển ở khu vực máu đông trên vết thương.

Thoi quen tuong vo hai nhung nguy hiem khon luong hinh anh 10

Nói thì thầm: Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người bị căng dây thanh khi thì thầm. Điều này làm tăng nguy cơ thanh quản bị tổn thương. Nó đặc biệt nguy hiểm cho những người phải nói chuyện rất nhiều.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thói quen xấu khiến bạn già đi nhanh hơn

 

 

 

Phương Mai - Theo Zing/Bright Side
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm