Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao tiêm filler có thể làm giảm nếp nhăn?

Nhiều người không hài lòng với các nếp nhăn và cố gắng khắc phục chúng bằng cách tìm đến các liệu trình như tiêm Botox và tiêm chất làm đầy da.

Tiêm Botox (độc tố botulinum) về cơ bản có tác dụng làm tê liệt cơ mặt và giảm trương lực cơ của chúng, do đó tạm thời làm phẳng các nếp nhăn. Tuy nhiên, tiêm Botox thường là bước đầu tiên trong quá trình trẻ hóa da mặt và các nếp nhăn sâu hơn cũng cần được làm đầy bằng chất làm đầy da (filler). Lưu ý, chất làm đầy da cũng được sử dụng để làm cho môi, mũi, hàm và các bộ phận khác trên khuôn mặt trông đầy đặn hơn.

Việc tiêm Botox và chất làm đầy da đòi hỏi nhiều kỹ năng và thực hành của các bác sĩ. Kĩ thuật này thường được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình Mặt, Phẫu thuật Tạo hình và Da liễu. Giống như các công thức khác nhau của độc tố botulinum, chất làm đầy da cũng cần tiêm lại nhiều lần chứ không phải là vĩnh viễn. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp, tiêm chất làm đầy da có thể gây ra tác dụng phụ.

Các loại chất làm đầy (fillers)

Không phải tất cả các loại filler đều được tạo ra giống nhau. Những chất filler khác nhau có các cách sử dụng và được sử dụng cho các loại nếp nhăn khác nhau.

Dưới đây là một số loại filler phổ biến:

Các dẫn xuất của axit hyaluronic

Juvederm và Restalyne là các chất tạo màng sinh học glycosaminoglycan và rất giống với các chất được tìm thấy trong lớp hạ bì hoặc lớp thấp nhất của da. Các dẫn xuất của axit hyaluronic được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn nhỏ và làm căng mọng môi. Tác dụng của chất làm đầy này thường kéo dài từ bốn đến sáu tháng. Ngoài việc dẫn đến rất ít tác dụng phụ, các dẫn xuất của axit hyaluronic rất tốt vì việc tiêm quá mức có thể được đảo ngược với enzyme hyaluronidase.

Canxi hydroxylapatite (Radiesse)

Là một thành phần cấu tạo của xương, có thể được sử dụng để tăng cường mô mềm ở mặt bao gồm các nếp gấp ở mũi (hay còn được gọi là rãnh cười). Nếu tiêm ở bề mặt phía trên, canxi hydroxylapatite có thể gây ra các cục u hoặc nốt sần; Radiesse được tiêm vào sâu lớp hạ bì cũng như lớp dưới da.

Mỡ tự thân

Là mỡ được lấy từ chính cơ thể của một người sau đó được tiêm vào mặt. Mỡ tự thân được sử dụng để chỉnh hình lại khuôn mặt và tạo khối lượng cho khuôn mặt. Mặc dù số liệu còn hạn chế về thời gian tiêm mỡ tự thân kéo dài bao lâu, một số người cho rằng điều trị bằng chất làm đầy này có thể kéo dài suốt đời.

 

Tác dụng phụ

Thông thường, các tác dụng phụ do tiêm chất làm đầy qua da thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, người thực hiện bắt buộc phải hiểu biết sâu sắc về giải phẫu khuôn mặt, vị trí tiêm, tính chất của các chất làm đầy khác nhau và cách điều trị các tác dụng phụ.

Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy da:

• Phản ứng dị ứng (quá mẫn) ​​có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy da vì chất làm đầy da là chất lạ. Phản ứng dị ứng biểu hiện như đỏ, sưng (phù nề) và đau. Đôi khi các phản ứng dị ứng mất thời gian để biểu hiện và cuối cùng biểu hiện dưới dạng các nốt hoặc cục đau. Đôi khi, chất làm đầy qua da gây ra các tác dụng nghiêm trọng trên toàn cơ thể (toàn thân) như sốc phản vệ. Các phản ứng dị ứng nhẹ được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn (như ibuprofen hoặc acetaminophen), thuốc kháng histamine và chườm lạnh. Sốc phản vệ cần được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt với các biện pháp hồi sức.

• Bất cứ lúc nào da bị hỏng, các mầm bệnh như vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng dẫn đến đỏ, viêm, đau và nhiều hơn nữa. Thông thường, các bệnh nhiễm trùng thứ phát sau tiêm chất làm đầy da có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng nặng hơn dẫn đến áp xe có thể cần phẫu thuật dẫn lưu.

• Nốt và u hạt là những cục u và vết sưng do nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, phản ứng miễn dịch hoặc chất làm đầy dư thừa. Điều trị các nốt sần rất phức tạp và phụ thuộc vào nguyên nhân. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm xoa bóp, chườm, hyaluronidase, kháng sinh, steroid, laser và các tác nhân hóa trị liệu như 5-fluorouracil và allopurinol.

• Khi vô tình tiêm chất làm đầy vào mạch máu, có thể xảy ra tắc mạch máu. Tắc mạch máu bằng chất làm đầy qua da gây đau đớn và thay đổi màu da. Tắc mạch đặc biệt đáng sợ khi nó liên quan đến việc tiêm chất làm đầy qua da vào động mạch so với việc tiêm chất làm đầy qua da vào tĩnh mạch. Tắc động mạch dẫn đến suy thoái mô, hoại tử da (chết) và thiếu máu cục bộ hoặc giảm tuần hoàn. Khi chất làm đầy qua da được tiêm vào các động mạch xung quanh mắt, cục máu đông (tắc mạch) có thể được tạo ra làm tắc động mạch võng mạc dẫn đến mù lòa. Tắc động mạch bằng chất làm đầy qua da là một trường hợp cấp cứu y tế cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị tắc mạch máu khác nhau tùy thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng, vị trí tiêm và nhiễm trùng đồng thời; những phương pháp điều trị này có thể bao gồm xoa bóp, thuốc chống đông máu, tiêm nước muối, tiêm hyaluronidase và làm tan huyết khối.

Mặc dù tiêm filler cho da có vẻ đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu không được đào tạo chuyên nghiệp và kỹ lưỡng, người thực hành có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, hãy chọn một cơ sở y tế uy tín để được cung cấp dịch vụ làm đẹp này, chẳng hạn như các bác sĩ da liễu, bác sĩ y học gia đình hoặc các điều dưỡng đã được đào tạo để tiêm chất làm đầy.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản ứng phụ của việc tiêm filler ở mặt

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm