Suy tim: Những hiểu biết cơ bản, cách phát hiện, điều trị và dự phòng
Gửi
Chia sẻ
21/12/2015
Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Suy tim thường gây phì đại tim.
I. Giới thiệu về suy tim
Thuật ngữ "suy tim" khiến người ta nghe như trái tim không làm việc lâu được nữa và chúng ta không còn làm được gì hơn nữa. Thực tế, suy tim có nghĩa là tim không bơm máu tốt như nó đã từng làm.
Cơ thể của bạn phụ thuộc vào hoạt động bơm máu của tim để cung cấp máu giầu oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào này được nuôi dưỡng đúng cách thì cơ thể mới có thể hoạt động chức năng bình thường.
Với suy tim, quả tim yếu không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào. Điều này sẽ dẫ tới mệt mỏi và khó thở. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang giỏ đi chợ có thể trở lên rất khó khăn.
Suy tim là một tình trạng nghiêm trọng, và thường không chữa khỏi được. Tuy nhiên, nhiều người bị suy tim vẫn có cuộc sống đầy đủ và thú vị khi tinh trạng này được điều trị bằng các thuốc suy tim và thay đổi lối sống lành mạnh. Cũng rất hữu ích khi có được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là những người hiểu được tình trạng của bạn.
1.1. Tim bình thường hoạt động như thế nào?
Trái tim khỏe mạnh bình thường là một bơm máu mạnh mẽ và cơ bắp và nó chỉ lớn hơn nắm tay một chút. Nó bơm máu liên tục qua hệ thống tuần hoàn. Hãy xem đoạt clip trong bài về lưu lượng máu qua tim.
Tim bình thường. Theo: AHA
Tim có bốn buồng, hai buồng bên phải và hai buồng bên trái
+ Hai buồng ở trên được gọi là hai tâm nhĩ
+ Hai buồng ở dưới được gọi là hai tâm thất
Máu giầu oxy đi từ phổi xuống tâm nhĩ trái, sau đó xuống tâm thất trái và tại đây máu được bơm tới các phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn
Tâm nhĩ phải nhận máu cạn kiệt oxy từ các phần còn lại của cơ thể và chuyển máu trở lại phổi thông qua tâm thất phải.
Tim bơm máu lên phổi và tới tất cả các mô của cơ thể bằng một chuỗi các cơn co bóp có tổ chức cao của bốn buồng tim. Đối với quả tim hoạt động chức năng tốt, bốn buồng tim phải đập một cách có tổ chức.
Lưu lượng máu nình thường qua tim. Theo: AHA
1.2. Suy tim là gì?
Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Về cơ bản, tim không thể theo kịp với khối lượng công việc của mình. Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim.
Tim suy. Theo: AHA
Lúc đầu, tim cố gắng bù đắp bằng cách:
+ Giãn to. Khi các buồng tim giãn to, nó sẽ căng hơn và co bóp mạnh hơn, vì vậy nó bơm máu nhiều hơn
+ Khối lượng cơ tim phát triển hơn. Tăng khối lượng cơ tim xảy ra là do các tế bào co bóp (contracting cells) của tim ngày càng lớn hơn. Điều này cho phép tim bơm máu mạnh hơn, ít nhất là lúc ban đầu.
+ Bơm máu nhanh hơn. Điều này giúp làm tăng cung lượng tim.
Cơ thể cũng cố gắng bù đắp bằng các cách khác:
+ Các mạch máu thu hẹp lại/co lại để giữ huyết áp, cố gắng bù đắp sự tổn thất công năng (power) của tim.
+ Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất như tim và não.
Các biện pháp tạm thời thời này che dấu các vấn đề của suy tim, nhưng chúng không giải quyết được suy tim. Suy tim tiếp tục tiến triển và xấu đi cho tới khi các hoạt động thay thế/bù trừ không còn làm việc/không còn hiệu quả.
Cuối cùng, tim và cơ thể không thể theo kịp/bù đắp, và người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, khó thở hoặc các triệu chứng khác mà khiến họ phải đi khám bác sĩ.
Cơ chế bù trừ của cơ thể giúp giải thích tại sao nhiều người có thể không nhận ra tình trạng suy tim của họ cho tới vài năm sau khi quả tim của họ bắt đầu suy giảm (Đây cũng là lý do tốt để mọi người chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những người cao tuổi, người có bệnh tăng huyết áp...).
Suy tim có thể bao gồm suy tim trái, suy tim phải, hoặc suy tim toàn bộ. Tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng tới tim trái đầu tiên.
II. Các dấu hiệu cảnh báo suy tim
Tự bản thân, với bất kỳ một dấu hiệu suy tim nào có thể không tạo ra được sự cảnh báo. Nhưng nếu bạn có nhiều hơn một trong các triệu chứng suy tim, thậm chí nếu bạn đã không được chẩn đoán bất cứ vấn đề tim mạch nào, hãy kể bệnh với bác sĩ và yêu cầu được khám kiểm tra tình trạng tim mạch của bạn.
Nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim, điều này rất quan trọng đối với bạn để bạn có thể theo dõi các triệu chứng và thông báo bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào với bác sĩ của bạn (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim).
Bảng này liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất, giải thích tại sao chúng xuất hiện và mô tả làm thế nào để phát hiện ra chúng
Hãy xem đoạn plash về các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim.
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim (Theo: AHA). Hãy click vào ảnh để xem plash chi tiết
Dấu hiệu hoặc triệu chứng
Người suy tim có thể trải qua...
Tại sao nó xảy ra
Thở thụt hơi (còn gọi là khó thở)
...khó thở khi hoạt động (phổ biến nhất), nghỉ ngơi, hoặc trong khi ngủ mà nó có thể xuất hiện đột ngột và đánh thức bạn dậy. Bạn thường có khó thở khi nằm phẳng và có thể phải đỡ nửa người trên và đầu lên hai chiếc gối. Bạn thường than phiền rất mệt mỗi khi thức dậy hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn.
Máu "tràn đầy" trong các tĩnh mạch phổi (các mạch máu nhận máu từ phổi để dẫn về tim) bởi vì tim không thể làm việc theo kịp với các nguồn cung cấp. Điều này làm cho dịch rỉ vào phổi.
Ho dai dẳng hoặc khò khè
...ho ra đờm mầu trắng hoặc nhuốm máu mồng hồng
Chất dịch tích tụ trong phổi (xem ở trên)
Tích tụ dịch dư thừa trong các mô của cơ thể (phù)
...sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hoặc bụng, hoặc tăng cân. Bạn có thể nhận thấy rằng giầy của bạn rất chật.
Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị tràn đầy, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô.
Mệt mỏi
...cảm giác mệt mỏi tại mọi thời điểm và khó khăn với các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ.
Tim không thể bơm đủ máu tới các cơ quan của cơ thể để đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng (các cơ ở tứ chi) để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất (tim và não).
Ăn không ngon, buồn nôn
...cảm giác đầy bụng hoặc khó chịu ở dạ dày của bạn
Hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Lú lẫn, tư duy bị tổn thương
...mất trí nhớ và cảm giác mất phương hướng. Người chăm sóc hoặc người thân có thể nhận thấy điều này đầu tiên.
Thay đổi nồng độ của một số chất nhất định trong máu, chẳng hạn như natri, có thể gây lú lẫn
Tăng nhịp tim
...tim đập nhanh, mà cảm giác như tim đang chạy đua hoặc đập rộn ràng.
Để "bù đắp cho" sự tổn hạn khả năng/công năng bơm máu của tim, tim đập nhanh hơn.
III. Hiểu biết về nguy cơ suy tim của bạn
Tất cả chúng ta đều mất một vài khả năng bơm máu của tim khi chúng ta có tuổi, nhưng suy tim là do sự căng thẳng gia tăng của tình trạng sức khỏe mà một trong số chúng có thể gây tổn hại tới tim hoặc khiến tim hoạt động quá nhiều. Tất cả các yếu tố về lối sống đều làm tăng nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ - hút thuốc lá, thừa cân, ăn các thực phẩm giầu chất béo và cholesterol, và ít vận động - cũng có thể góp phần dẫn tới suy tim. Để hiểu thêm về những gì mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ suy tim thì trước tiên cần phải thay đổi lối sống.
3.1. Những tính trạng có thể dẫn tới suy tim
Nếu bạn có suy tim, rất có thể là bạn có (hoặc đã có) một hoặc nhiều tình trạng được liệt kê bên dưới (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim). Một trong số này có thể biểu hiện mà bạn không biết nó. Điển hình là các tình trạng này gây "hao mòn" mà dẫn tới suy tim. Nếu có nhiều hơn một các yếu tố này sẽ àm tăng đáng kể nguy cơ suy tim của bạn.
3.2. Các tình trạng có thể dẫn tới suy tim
- Có tiền sử cơn đau ngực (nhồi máu cơ tim)
- Tăng huyết áp
- Bệnh lý van tim
- Bệnh lý cơ tim (bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại) hoặc tình trạng viêm (viêm vơ tim)
- Bệnh phổi nặng
- Đái tháo đường
- Ngừng thở khi ngủ
IV. Dự phòng và điều trị suy tim
Suy tim gây ra bởi các tổn thương tới tim phát triển qua thời gian mà không thể chữa khỏi. Nhưng suy tim có thể được điều trị, khá thường xuyên với các chiến lược làm cải thiện triệu chứng (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim)
Điều trị thành công phụ thuộc vào sự sẵn sàng của bạn tham gia vào việc quản lý tĩnh trạng này, cho dù bạn là bệnh nhân hoặc người chăm sóc. Bạn và những người thân yêu của bạn là một phần tích cực của đội ngũ y tế.
Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm:
- Thay đổi lối sống
- Dùng thuốc
- Ngoại khoa
+ Kỹ thuật ngoại khoa không dùng thiết bị cấy ghép: can thiệp mạch vành qua da(percutaneous coronary intervention), phẫu thuật bắc cầu mạch vành (coronary artery bypass), phẫu thuật ghép tim (heart transplant)...
+ Cấy ghép thiết bị hỗ trợ trong suy tim: phẫu thuật thay van (valve replacement), cấy ghép thiết bị khử rung (defibrillator implantation), thiết bị hỗ trợ thất trái (left ventricular assist device)
Bất kể bạn điều trị như thế nào, bạn cần phải tuân thủ tất cả các khuyến cáo của bác sĩ và thực hiện các thay đổi cần thiết trong chế độ ăn, luyện tập và lối sống để bạn có được chất lượng cuộc sống cao nhất có thể được.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.