1. Viêm họng, khi nào cần dùng kháng sinh?
Với khí hậu và thói quen sinh hoạt của người Việt Nam, viêm họng là bệnh thường gặp vào cả mùa đông và mùa hè. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, những người có sức đề kháng yếu càng dễ bị "tấn công" là trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi.
PGS.TS. BS Lâm Huyền Trân - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: “Viêm họng là tình trạng viêm ở khu vực phía sau cổ họng. Nguyên nhân của bệnh rất đa dạng, có thể là do vi khuẩn, virus, la hét hoặc nói chuyện trong thời gian dài, viêm họng do dị ứng, không khí khô hanh, viêm amiđan, cảm lạnh hoặc cúm, khói thuốc và hoá chất, trào ngược dạ dày thực quản… Nếu viêm họng do vi khuẩn hoặc virus thì bệnh có thể lây qua đường hô hấp. Vì thế nên tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh”.
Triệu chứng chính của bệnh viêm họng là cảm giác đau ở cổ họng kèm ngứa rát khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh nuốt. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như sốt, đau nhức đầu, đau cơ khớp, phát ban trên da, sưng hạch cổ…
Điều lo lắng hiện nay là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Rất nhiều trường hợp khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm họng, việc làm đầu tiên không phải tìm đến bác sĩ mà thường đến hiệu thuốc mua một vài liều với hy vọng nhanh chóng vượt qua cảm giác khó chịu.
Nhưng thực tế, nguyên tắc trong điều trị bệnh là cần phải xác định được nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp. PGS Lâm Huyền Trân khẳng định, thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, không thể dùng kháng sinh để điều trị viêm họng nếu nguyên nhân do virus.
“Nếu viêm họng là do virus, việc cần làm là nâng tổng trạng, tăng cường đề kháng để cơ thể tự chống lại với virus, cụ thể là ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc súc họng để sát khuẩn và giảm đau tại chỗ...” - PGS Lâm Huyền Trân cho biết.
2. Liệu pháp tại chỗ: Đến đúng vị trí, tấn công sát khuẩn trực diện, giảm đau nhanh chóng
Ngày nay, liệu pháp tại chỗ càng chiếm ưu thế trong vấn đề điều trị các bệnh lý tai mũi họng. Bởi tai mũi họng là các lỗ tự nhiên của cơ thể, khi áp dụng liệu pháp tại chỗ thuốc sẽ dễ dàng được đưa trực tiếp đến bộ phận cần điều trị.
Liệu pháp tại chỗ trong điều trị viêm họng giúp thuốc đến đúng vị trí, tấn công sát khuẩn trực diện, giảm đau nhanh chóng.
(Ảnh minh họa)
“Đặc biệt với bệnh lý viêm họng, liệu pháp tại chỗ sẽ mang lại 4 ưu điểm rõ nét. Thứ nhất liệu pháp tại chỗ giúp giảm đau trực tiếp tại khu vực viêm, loại bỏ các khó chịu liên quan vùng họng. Thứ hai, giảm nguy cơ tác dụng toàn so với thuốc dạng uống. Thứ ba, tác dụng tấn công sát khuẩn nhanh ngay khi bắt đầu sử dụng thuốc. Và cuối cùng, liệu pháp tại chỗ hiệu quả trên nhiều dạng khác nhau của bệnh lý viêm họng” - PGS Lâm Huyền Trân nhấn mạnh.
Hiện, có nhiều liệu pháp điều trị tại chỗ cho vùng họng như súc họng, bôi họng, khí dung họng… Trong đó, súc họng là phương pháp tiện lợi và dễ dàng nhất. Đặc biệt trong mùa dịch này, súc họng sát khuẩn không chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng mà còn là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh.
3. “Tiêu chuẩn vàng” để lựa chọn thuốc súc họng
Theo PGS Lâm Huyền Trân, các loại thuốc súc họng thường chứa nhiều loại hoạt chất khác nhau trong thành phần. Vì vậy, khi mua thuốc súc họng, điều quan trọng nhất là chú ý đọc các thành phần của thuốc. Thông thường, các hoạt chất có tác dụng điều trị tại chỗ thường gặp đó là Chlohexidin, Povidone-iodine, các tinh dầu như Thymol, Eucalyptol, Menthol và Methyl salicylate, Fluoride, Biotene, cồn…
“Đặc biệt, thành phần Chlorhexidine thường được xem là “tiêu chuẩn vàng” so với các hoạt chất súc họng diệt khuẩn khác. Chlohexidin có tác dụng diệt khuẩn nhanh mạnh với hầu hết các vi khuẩn gây bệnh vùng hầu họng, nấm, virus; duy trì tác dụng diệt khuẩn trong 6 - 12 giờ.
Khi dùng tại chỗ (như trên da, khoang miệng), Chlorhexidin có tác dụng ngăn cản vi khuẩn, virus nhạy cảm tăng trưởng trở lại. Trong các thuốc súc họng, Chlorhexidin có nồng độ khoảng 0,12 - 0,2%. Loại 0,2% được chứng minh là có hiệu quả cao hơn” - PGS Lâm Huyền Trân thông tin.
Lựa chọn thuốc súc họng và áp dụng đúng giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm họng.
(Ảnh minh họa)
Việc dùng thuốc súc họng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng, súc họng chứ không súc miệng, nghĩa là để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà chính mình có thể chịu được.
Theo PGS.TS. BS Lâm Huyền Trân, trong một lần súc họng, các bạn nên ngậm 5 - 10ml thuốc súc họng khoảng 1 phút trong đó có 3 lần súc sâu xuống họng trong 15 giây. Bạn nên súc họng vào cùng thời điểm trong ngày, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, tốt nhất là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Súc họng xong thì nhổ thuốc ra ngoài và không được nuốt.
Trong những đợt có dịch bệnh đường hô hấp, bạn cũng có thể súc họng tăng cường thêm, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nghi nhiễm.
Bên cạnh súc họng bằng dung dịch sát khuẩn có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn, để tăng cường biện pháp phòng bệnh viêm họng nói riêng và bệnh lý đường hô hấp nói chung thì chúng ta cần tuân thủ biện pháp rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô kháng khuẩn, đeo khẩu trang… là thật sự quan trọng và cần thiết.
Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc thực hiện đầy đủ 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Không tụ tập, Khoảng cách, Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tăng cường súc họng là những việc làm có ích cho bản thân và cho cộng đồng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chảy máu cam.
Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp sản xuất đủ sữa cho con bú mà còn đảm bảo bà mẹ sau sinh và em bé luôn khỏe mạnh.
Rất nhiều người có bàn chân hay bị mồ hôi và ngứa ngáy khó chịu do bị nấm. Bệnh nấm rất phổ biến, có thể gây nứt nẻ, bong tróc da, châm chích hoặc bỏng rát. Nấm thường phát triển trong điều kiện nóng, ẩm, ví dụ như tất và giày ướt/có mồ hôi. Các loại thuốc bôi hoặc uống có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bệnh tránh tái phát, tuy nhiên thói quen sinh hoạt và vệ sinh bàn chân của chúng ta lại rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những sai lầm phổ biến khiến bệnh nấm chân trầm trọng, và những điều bạn nên làm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm chân.
Trái cây là thực phẩm có lợi cho việc giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, nhưng sầu riêng lại là một ngoại lệ, mặc dù nó cũng có hàm lượng chất xơ cao.
Khi ăn các thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường, cơ thể bạn không những được cung cấp năng lượng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Những vi khuẩn này có thể lên men carbohydrate, tạo ra axit làm ăn mòn men răng, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu.
Để có làn da đẹp từ bên trong, bên cạnh các biện pháp dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên thì không thể bỏ qua vai trò của giấc ngủ bởi đây chính là thời gian cơ thể và làn da phục hồi, tái tạo.
Mùa hè là thời điểm chúng ta được tận hưởng những ngày nắng ấm áp, những chuyến du lịch biển đầy thú vị. Tuy nhiên, đây cũng là lúc làn da phải đối mặt với nhiều thử thách từ ánh nắng mặt trời, khói bụi và các yếu tố môi trường khác. Việc chăm sóc da đúng cách trong mùa hè là vô cùng quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ và tránh những tổn thương không đáng có.
Việc bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng...
Từ ngày 26/5 đến hết 6/6/2025, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM khởi động chương trình quà tặng đặc biệt mùa Tết Thiếu nhi dành riêng cho các khách nhí – như một lời chúc sức khỏe, niềm vui và thật nhiều yêu thương!