Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu nghẹt thở do dị vật

Nghẹn là tình trạng xảy ra khi có một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hoặc khí quản và gây cản trở luồng không khí lưu thông vào phổi. Ở người lớn, nghẹn thường do nuốt thức ăn quá to là thủ phạm. Trẻ nhỏ thường nuốt phải các vật nhỏ gây nghẹn. Vì nghẹn làm cản trở hô hấp và gây mất oxy lên não, tình trạng này cần được sơ cứu càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu của nghẹt thở

Dấu hiệu phổ biến cho thấy nghẹt thở là hai tay nắm chặt cổ họng. Nếu ai đó nghẹt thở nhưng không phát tín hiệu, dấu hiệu rằng họ bị nghẹt, hãy tìm những dấu hiệu sau:

  • Mất khả năng nói chuyện
  • Khó thở hoặc thở gắng sức, nỗ lực đến phát ra âm thanh quá to
  • Âm thanh rít khi cố gắng thở
  • Ho, có thể yếu hoặc mạnh
  • Da, môi và móng tay chuyển sang màu xanh lam hoặc sẫm màu do thiếu oxy
  • Da ửng đỏ ban đầu, sau đó chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc hơi tái xanh

Mất ý thức

Nếu người bị nghẹt có thể ho mạnh, nên tiếp tục ho. Nếu bị nghẹt thở và không thể nói chuyện, khóc hoặc cười cũng có thể để người khác chú ý đến. Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyến nghị phương pháp 5-5 để sơ cứu trong trường hợp bị nghẹn như sau:

  • 5 lần đánh vào phía sau phổi. Đứng sang một bên và ngay sau một người lớn đang bị nghẹn. Đối với một đứa trẻ, hãy quỳ xuống phía sau lưng. Đặt một cánh tay ngang ngực người đó để làm điểm tựa. Cúi người ngang hông sao cho phần thân trên song song với mặt đất. Thực hiện đánh 5 lần vào vùng phổi - giữa 2 bả vai của người đó bằng gót bàn tay.
  • Hóp – đẩy bụng 5 lần. Thực hiện 5 lần hóp rồi đẩy bụng (còn được gọi là động tác Heimlich).
  • Thực hiện xen kẽ 5 lần hóp bụng và 5 lần đẩy bụng cho đến khi hết nghẹt.

Cũng theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, không nên sử dụng cách đánh vào lưng nếu bạn chưa được học kỹ thuật này. Cả hai cách còn lại đều có thể tự làm được.

Để thực hiện động tác hóp và đẩy bụng (thao tác Heimlich) lên người khác, bạn làm theo các bước:
  • Đứng sau người. Đặt một chân cao lên phía trước một chút để giữ thăng bằng. Vòng tay qua eo. Nhón người về phía trước một chút. Nếu là trẻ nhỏ, hãy quỳ xuống phía sau trẻ.
  • Nắm chặt bàn tay ở một bên tay. Đặt tay cao một chút trên rốn.
  • Nắm chặt tay đã nắm bằng bàn tay bên còn lại. Ấn mạnh vào bụng với lực đẩy nhanh, hướng lên - như thể cố gắng nâng người lên.
  • Thực hiện từ 6 đến 10 lần cho đến khi có thể hết nghẹt.

Nếu bạn là người duy nhất có mặt ở đó, hãy thực hiện các động tác đồng thời gọi cấp cứu để được hỗ trợ. Nếu có những người khác, hãy nhờ giúp đỡ trong khi bạn thực hiện động tác sơ cứu. Nếu gặp phải trường hợp bất tỉnh, hãy thực hiện động tác hồi sức tim phổi tiêu chuẩn kèm hà hơi thổi ngạt.

Để thực hiện động tác hóp - đẩy bụng (thao tác Heimlich) lên bản thân, bạn làm theo các bước:

  • Trước tiên, nếu bạn đang ở một mình và bị nghẹn, gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, dù bạn sẽ không thể thực hiện các động tác đánh vào lưng một cách hiệu quả, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các động tác đánh vào bụng để đánh bật vật nghẹn trong cổ họng.
  • Đặt một bên tay nắm chặt cao hơn rốn một chút.
  • Nắm chặt bàn tay đã nắm bằng tay còn lại và cúi xuống một bề mặt cứng như mặt bàn hoặc ghế.
  • Đẩy nắm tay theo hướng vào trong - lên trên.

Để thông đường thở của phụ nữ có thai hoặc người béo phì:

  • Đặt tay của bạn cao hơn một chút so với thao tác Heimlich bình thường, ở vị trí gốc của xương ức, ngay trên điểm nối của các xương sườn thấp nhất.
  • Thực hiện như động tác Heimlich, ấn mạnh vào ngực với lực đẩy nhanh.
  • Lặp lại cho đến khi thức ăn hoặc các vật tắc nghẽn khác được bật ra.
Nếu người nghẹn bất tỉnh, hãy làm theo các bước tiếp theo:
 
  • Hạ người nằm ngửa xuống sàn, hai tay để sang một bên.
  • Khai thông đường thở. Nếu có thể nhìn thấy dị vật gây tắc nghẽn ở phía sau cổ họng hoặc cao trong cổ họng, hãy đưa một ngón tay vào miệng và móc ra. Tuy nhiên, đừng thử móc nếu không thấy dị vật. Chú ý: không đẩy thức ăn hoặc dị vật vào sâu hơn trong đường thở - điều này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu đối tượng vẫn nằm yên và không có phản ứng sau khi bạn thực hiện các biện pháp trên. Các biện pháp ép ngực được sử dụng trong hô hấp nhân tạo có thể làm dị vật ra ngoài.

Để thông đường thở cho trẻ sơ sinh bị nghẹt thở dưới 1 tuổi:

  • Ngồi và giữ trẻ sơ sinh nằm sấp dọc theo cẳng tay của bạn, người nằm trên đùi. Dùng tay đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh và đặt đầu thấp hơn thân.
  • Dùng gót bàn tay ấn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn 5 lần vào giữa lưng trẻ. Sự kết hợp của trọng lực và những cú nhấn sẽ đẩy bật dị vật. Giữ các ngón tay của bạn hướng lên để tránh va vào đầu của trẻ.
  • Ngửa mặt trẻ lên, đặt nằm trên đùi với đầu thấp hơn thân nếu trẻ vẫn không thở được. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của trẻ, thực hiện năm lần ép ngực nhanh chóng. Nhấn xuống khoảng hơn 1 centimet và để ngực tự nở trở lại giữa mỗi lần ép.
  • Lặp lại các động tác nhấn ở lưng và ngực nếu không thấy trẻ thở. Gọi cấp cứu khẩn cấp.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ nếu dị vật đã được đẩy ra ngoài nhưng trẻ không thở trở lại.
Lưu ý: nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi và còn ý thức, chỉ dùng động tác đẩy bụng. Chú ý không dùng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương xương sườn hoặc các cơ quan nội tạng.

Tổng kết

Nếu bạn gặp phải trường hợp nghẹt thở dù là người lớn hay trẻ nhỏ, hãy thử các cách trên nhưng quan trọng nhất, hãy gọi cấp cứu. Việc chậm trễ có thể khiến người bị nghẹt thở rơi vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Chọn thuốc phù hợp cho bé bị ho, ngạt mũi

 

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm