Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Run chân là bị làm sao, điều trị thế nào?

Dù gây phiền phức cho nhiều người, tình trạng run chân thường không phải một vấn đề đáng ngại. Đôi khi, đó chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể đối với điều gì đó khiến bạn thấy căng thẳng. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà chủ quan, coi thường vì run chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh.

 Có những nguyên nhân nào gây run chân?

Một số nguyên nhân gây run chân thường gặp

Hội chứng chân không nghỉ

Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cảm giác khó chịu ở chân, khiến người bệnh không thể kiểm soát được mà buộc phải run chân, di chuyển chân liên tục.

Tình trạng này thường xảy ra về đêm, làm ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bạn. Bên cạnh run chân, hội chứng chân không nghỉ còn có thể gây ra cảm giác đau nhói, ngứa chân, tê rần…

Run vô căn

Run chân do run vô căn là một tình trạng di truyền, có thể truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau trong gia đình. Do đó, nếu cha hoặc mẹ của bạn có đột biến gene gây run vô căn, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.

Run vô căn thường ảnh hưởng tới bàn tay và cánh tay. Tuy nhiên, dù hiếm gặp nhưng người bệnh cũng có thể bị run chân.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được gene gây run vô căn. Họ tin rằng sự kết hợp của một số đột biến gene với yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Run vô căn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây run chân.

Rối loạn lo âu

Khi bị căng thẳng, stress quá mức, cơ thể có thể chuyển sang chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy”. Điều này có thể thúc đẩy tim bơm máu, hơi thở nhanh hơn và bạn có thể bị run chân, bồn chồn do hormone như adrenaline tăng cao.

Tác động của các chất kích thích

Dùng quá nhiều các chất kích thích như caffeine, amphetamine… cũng có thể gây run chân, bồn chồn, tim đập nhanh… Bạn không nên dùng quá 400mg caffeine/ngày, tương đương với khoảng 3 - 4 cốc cà phê.

Rượu bia

Các loại đồ uống có cồn có thể làm thay đổi nồng độ dopamine và các hóa chất khác trong não bộ. Theo thời gian, não sẽ dần quen với những thay đổi này và dễ chịu tác động của rượu bia hơn. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người ngày càng uống nhiều rượu bia hơn để tạo ra các hiệu ứng tương tự như trước.

Nếu đột ngột ngừng uống rượu bia, họ có thể gặp phải hội chứng cai rượu với các triệu chứng như run chân, đau đầu, nhịp tim nhanh, dễ cáu gắt, lo lắng, thậm chí là co giật…

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ bắp, gây ra tác dụng phụ như run chân. Các loại thuốc này có thể bao gồm: Thuốc giãn phế quản cho người bị hen suyễn, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc rối loạn lưỡng cực, thuốc giảm cân, thuốc tuyến giáp, thuốc chống động kinh…

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như run chân.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà hãy trao đổi với bác sỹ nếu cần dùng các loại thuốc khác thay thế.

Cường giáp

Cường giáp, hay tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản sinh quá nhiều hormone điều chỉnh sự trao đổi chất. Điều này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá tải, có thể dẫn tới run chân, nhịp tim nhanh, lo âu, nhạy cảm với nhiệt độ…

Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)

Đây là một rối loạn thần kinh có thể khiến người bệnh khó ngồi yên, khó tập trung vào một điều gì đó. Rối loạn tăng động, giảm chú ý cũng có thể khiến bạn bị run chân.

Bệnh Parkinson

Đây là một bệnh thoái hóa thần kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do tổn thương các tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine, hormone điều khiển khả năng phối hợp, duy trì chuyển động nhịp nhàng.

Bệnh Parkinson có thể gây run bàn tay, cánh tay, run chân hoặc đầu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Đi bộ chậm, chuyển động chậm chạp, cứng tay chân, giảm khả năng giữ thăng bằng, phối hợp kém, khó nhai, khó nuốt, khó nói.

Đa xơ cứng

Đây là căn bệnh xảy ra khi lớp bảo vệ các dây thần kinh trong não và tủy sống bị tổn thương. Nếu dây thần kinh vận động bị tổn thương, người bệnh có thể gặp phải tình trạng run chân.

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương các dây thần kinh điều khiển chuyển động của cơ cũng có thể là nguyên nhân gây run chân. Một số tình trạng gây tổn thương dây thần kinh bao gồm bệnh đái tháo đường, có khối u…

Cách điều trị run chân

Nếu các cơn run chân chỉ là tạm thời, bạn sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu run chân do bệnh lý như run vô căn, bệnh Parkinson… người bệnh có thể cần được điều trị theo những hướng sau:

- Kiểm soát căng thẳng bằng cách hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga.

- Tránh các tác nhân có thể gây run, ví dụ như uống nhiều cà phê, trà đặc…

- Massage để giảm căng thẳng, giảm run vô căn và run chân do bệnh Parkinson.

- Dùng thuốc chống động kinh, thuốc chẹn beta hoặc thuốc an thần.

- Phẫu thuật kích thích não sâu.

Bên cạnh các phương pháp trên, người bị run chân nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược thiên ma và câu đằng. Bộ đôi thảo dược này đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương thần kinh nên giúp giảm run chân hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân khiến bạn hay bị chuột rút, run tay chân không kiểm soát.

Vi Bùi - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm