Kích hoạt mọi giải pháp ngăn chặn dịch COVID-19
Phòng khám dã chiến contener được Bệnh viện Phụ sản TW lập nên ngay từ sau Tết, khi Việt Nam ghi nhận những ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tuy nhiên, 2 tuần trở lại đây, phòng khám mới hoạt động liên tục, với khoảng trên 10 thai phụ từ vùng dịch tễ COVID-19 đến khám mỗi ngày
Phòng khám dã chiến contener được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nhân lực chất lượng cao để thăm khám, theo dõi cho các thai phụ có yếu tố nguy cơ từ vùng dịch tễ COVID-19.
Phòng khám dã chiến contener được bệnh viện đặt ngay bên phải lối cổng vào Tràng Thi. Hiện Bệnh viện Phụ sản TW chỉ tổ chức một lối đi duy nhất vào bệnh viện ở khu vực cổng này cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân – tất cả mọi người khi đến khám, đi cùng người bệnh đều phải khử khuẩn đồ dùng cá nhân, đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi được phân luồn đến khám tại các khoa, phòng chuyên môn
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, nhóm thai phụ đến từ vùng dịch tễ COVID-19, từng đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 10-28/3; những người đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW kiểm tra thân nhiệt, khai báo dịch tễ có nghi ngờ sẽ được bố trí khám riêng biệt tại phòng khám dã chiến này.
"Chúng tôi xác định đây là đối tượng được ưu tiên nhất, nên đã trang bị trang thiết bị y tế, máy móc tốt nhất, bác sĩ khám có trình độ tốt nhất để khám, thai dõi cho các thai phụ. Ekip làm việc tại đây được bảo hộ như tiếp xúc với một ca mắc COVID-19 thông thường, để vừa có thể chăm sóc thai phụ tốt nhất, vừa đảm bảo phòng nguy cơ lây nhiễm"- Giám đốc Trần Danh Cường thông tin.
Theo đó, sau khi người bệnh hoặc các sản phụ kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế có yếu tố bất thường ngay tại cổng ra vào, nhân viên y tế sẽ dẫn người bệnh đến khu vực riêng này để được khám. Vì vậy, không hề ảnh hưởng đến khu vực khám chung của các thai phụ khác.
Ngoài khu vực khám riêng tại phòng dã chiến này, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng lập khu nội trú riêng cho các ca bệnh nghi ngờ này. Các khu vực khám, điều trị riêng, khu vệ sinh công cộng, khu vực ngồi chờ khám tại bệnh viện luôn được khử khuẩn thường xuyên để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ.
Trong trường hợp bệnh nhân được khẳng định dương tính virus SARS-CoV-2, bệnh nhân sẽ được chuyển sang bệnh viện đa khoa Đức Giang theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Giám đốc Trần Danh Cường cho biết thêm, Bệnh viện Phụ sản TW không nằm trong danh sách các bệnh viện trực tiếp chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, nhưng bệnh viện luôn chủ động ngay từ những ngày đầu có dịch. Ban Giám đốc đã họp bàn và đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, tổ chức đội phản ứng nhanh để kịp thời chi viện cho tuyến dưới khi cần có sự hỗ trợ chuyên môn. Đồng thời, Bệnh viện Phụ sản TW
Ngay từ trước Tết Nguyên đán, Bệnh viện đã bố trí 01 phòng cách ly tại khu vực phòng khám đảm bảo riêng biệt, thuận tiện cho việc tiếp nhận cũng như di chuyển người bệnh. Ngoài ra còn bố trí phòng cách ly tại khoa sản nhiễm khuẩn. Thực hiện nghiêm túc, triệt để các biện pháp phòng chống dịch như đúng với Chỉ thị của Thủ tướng và Bộ Y tế “ Chống dịch như chống giặc”
Sản phụ mắc COVID-19: Có nên quá lo?
PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ, không ít chị em mang bầu, tâm lý lo sợ dịch bệnh đến thấp thỏm ăn không ngon ngủ không yên, có người còn lo ngại nhiễm COVID-19 gây hại cho em bé nên không sẵn sàng mang bầu thời điểm này, thậm chí nhờ tư vấn... bỏ thai .
Tuy nhiên PGS.TS Trần Danh Cường cũng động viên các bà bầu không phải lo lắng nếu không may mắc COVD-19. Bởi đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, virus gây bệnh COVID-19 không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ, không gây dị tật thai nhi
"Nếu không may nhiễm virus, vừa phải tiến hành điều trị corona virus và giữ thai. Các mẹ yên tâm là đã luôn có bác sĩ sản khoa ở bên để theo dõi thai nhi trong suốt quá trình mang thai, phát hiện kịp thời bất thường như các trường hợp mang thai thông thường khác"- PGS.TS Trần Danh Cường nói
Phân tích thêm, PGS.TS Trần Danh Cường cho hay, có rất nhiều virus, vi khuẩn và cơ chế lây truyền là khác nhau. Ví dụ virus rubella lại lây rất mạnh qua đường máu, do có giai đoạn virus vào máu từ đó xâm nhập vào thai nhi và gây bệnh cho thai nhi. Hay như vi khuẩn giang mai gây nhiễm trùng cho em bé rất nặng.
"Còn virus SARS-CoV-2 không lây từ mẹ sang thai nhi. Bà mẹ có thai nếu không may nhiễm virus vẫn giữ thai bình thường"- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhấn mạnh
Đồng thời khuyến cáo: Phụ nữ mang bầu miễn dịch giảm, nên cũng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus corona. Theo đó, cần rửa tay xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách; hạn chế đi đến những nơi đông người khi không thực sự cần thiết. Nếu có đi, cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: COVID-19: Cập nhật mới nhất ngày 7/4/2020
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.