Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hỏi đáp về dịch COVID-19

Thời gian ủ bệnh của virus SARS-CoV-2, dịch COVID-19 khác gì với cúm, vacccine chống virus và còn nhiều câu hỏi khác về dịch COVID-19 mà bạn đang thắc mắc. Tất cả sẽ có trong series hỏi đáp về dịch COVID-19 của Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

  1. Phân biệt cảm lạnh với COVID-19

Nếu bạn không bị sốt hoặc mắt bạn không bị ngứa thì khả năng bạn bị cảm lạnh thông thường chứ không phải COVID-19

  1. Phân biệt dị ứng với COVID-19

Nếu bạn bị dị ứng thì bạn sẽ không sốt nhưng mắt bị ngứa, hắt hơi nhiều lần và chảy nước mũi – không phải COVID-19 đâu nhé.

  1. Bao nhiêu lâu nữa mới phát triển được vaccine chống virus SARS-CoV-2?

Các chuyên gia cho rằng thử nghiệm vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 mới sẽ nhanh hơn hơn so với những vaccine trước đó. Nhưng cũng phải mất ít nhất 12-18 tháng nữa mới biết kết quả chắc chắn.

  1. Sự trợ giúp nào để tìm ra được vaccine chống virus SARS-CoV-2?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu được loại vaccine thử nghiệm từ chủng virus SARS-CoV-2 mới được thúc đẩy từ những nghiên cứu về các chủng corona tương tự đã gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

  1. Chữa trị COVID-19 như thế nào?

Nếu không có những triệu chứng nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng, bạn chỉ cần điều trị triệu chứng tại nhà giống như cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Tuy nhiên vì tính chất lan nhanh của dịch bệnh nên tất cả những người dương tính với virus đều được điều trị tại cơ sở y tế có đủ cơ sở vật chất để bảo vệ khỏi virus. Phần lớn những người mắc virus đều phục hồi nhanh chóng ngoài trừ những người có tuổi và mắc bệnh lý nền trước đó.

  1. Có thuốc chống virus COVID-19 không?

Cho đến nay, các nhà khoa học đang cố gắng phát triển những loại thuốc mới đặc hiệu và rà soát, tạm dùng những loại thuốc chống virus khác (Bệnh HIV, Viêm gan virus, sốt rét)  giúp thêm trong liệu trình điều trị COVID-19.

Mặc dù vậy nhưng vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị được nên tốt nhất bạn hãy cứ thực hiện những cách phòng ngừa bệnh.

  1. Có thể điều trị triệu chứng COVID-19 tại nhà không?

Cho dù bạn có triệu chứng nhẹ hay rất nhẹ nhưng cứ bị dương tính với virus thì bạn bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện để phòng ngừa nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng. Khi mắc virus những điều bạn cần phải làm đó là:

  • Nghỉ ngơi làm tăng tốc độ phục hồi
  • Cách ly
  • Uống nhiều nước
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  1. Bác sỹ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trong bệnh viện như thế nào?

Bác sỹ sẽ kiểm tra các vấn đề nghiêm trọng như:

  • đo lượng oxy bão hòa trong máu
  • nghe phổi
  • chụp X-quang ngực hoặc CT ngực.

Nếu bạn khó thở các bác sẽ cho thở oxy qua mặt nạ, còn nếu khó thở nghiêm trọng hơn các bác sỹ sẽ cho bạn thở oxy qua máy. Bạn cũng sẽ được truyền dịch để tránh mất nước. Bác sỹ sẽ kiểm tra hệ thống hô hấp của bạn thường xuyên trong quá trình điều trị.

  1. Thời gian ủ bệnh của chủng virus SARS-CoV-2 là bao lâu?

Với virus SARS-CoV-2, thời gian ước tính ủ bệnh là 2-14 ngày trước khi bạn cản thấy xuất hiện các triệu chứng (số ít thậm chí sau 14 ngày mới phát bệnh). Đó là lý do vì sao mà bạn phải cách ly đủ trong thời gian đó để tránh việc lây truyền bệnh.

  1. Thời gian ủ bệnh là gì?

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi lây nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh của mỗi loại virus rất khác nhau và thời gian ủ bệnh của mỗi người khi cùng mắc một loại virus cũng rất khác nhau.

  1. Tại sao lại phải biết tầm quan trọng của thời gian ủ bệnh

Các chuyên gia y tế và chính phủ sẽ dựa vào thời gian ủ bệnh để quyết định xem số ngày cần thiết để cách ly một người nhiễm virus để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

  1. Làm thế nào để kiểm tra được mình có nhiễm virus hay không?

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng nghi nhiễm như sốt, ho, rối loạn khứu giác (ngửi mùi bị rối loạn), đau ngực, khó thở thì sẽ được các cơ sỏ y tế đến lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm. Vì đa số những người nghi nhiễm hoặc những người đi từ vùng có dịch về đều được cách ly tại các cơ ở quy định nên việc phát hiện ra virus sẽ không còn quá đáng sợ.

  1. Xét nghiệm virus diễn ra như thế nào?

Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp, mũi họng. Quy trình này không gây đau đớn gì cả, chỉ hơi khó chịu chút xíu thôi. Họ sẽ lấy một cây tăm bông y tế ngoáy vào mũi hoặc họng. Nếu bạn ho có đờm thì đờm cũng sẽ được lấy đi để xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra xem đó có phải là COVID-19 không.

  1. Sau bao nhiêu lâu sẽ có kết quả về xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Mất khoảng một ngày (24 giờ) để chạy test và bạn có thể nhận được kết quả sau đó. Nhưng những lần chạy test sau đó sẽ mất ít thời gian hơn. Một số loại test nhanh hơn đang được nghiên cứu áp dụng.

  1. COVID-19 lây truyền như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng virus gây ra dịch COVID-19 chủ yếu lây truyền từ người sang người, Khi một người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn có chứa virus sẽ bay ra ngoài không khí. Bất cứ ai ở trong bán kính 2m của người bị nhiễm sẽ hít phải giọt bắn này vào phổi và bắt đầu nhân lên trong cơ thể người.

Virus thường lan truyền từ những người có triệu chứng. Nhưng cũng có thể lan truyền từ những người không có triệu chứng. Một số người không biết bị mình bị mắc bệnh có thể vô tình lây cho người khác.

Một cách lây truyền khác của virus SARS-CoV-2 đó là qua bề mặt đồ vật khi có ai đó nhiễm virus ở xung quanh khu vực của bạn. Sau đó bạn vô tình chạm tay vào tay nắm cửa đã bị nhiễm virus rồi sau đó tay lại chạm vào mắt mũi, miệng. Hay đây chính là lây nhiễm chéo.

  1. Virus SARS-CoV-2 có thể tồn trại trên bền mặt và môi trường ngoài trong bao nhiêu lâu?

Một nghiên cứu mới đấy cho thấy rằng SARS-CoV-2 (tên thường gọi là COVID-19) có thể thể tồn tại vài giờ hoặc vài ngày trên bề mặt và vài giờ trong không khí nếu ở trong môi trường thí nghiệm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng virus có thể tồn tại khoảng 4 giờ ở các vật dụng làm bằng đồng, lên đến 24h ở bìa carton và thậm chí là 2-3 ngày ở chất nhựa dẻo và thép. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng virus có thể lây truyền qua việc chạm vào những bề mặt nhiễm khuẩn hoặc hít thở trong không khí nhưng chứa rõ là lây truyền qua đường không khí có thể xẩy ra trong thực tế hay không. Thực hiện khử trùng bề mặt bằng những biện pháp cơ bản là một ý hay để phòng ngừa.

  1. Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 từ hành lý?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết có khả năng rất nhỏ virus lây truyền từ các vật dụng hoặc hành lý được chuyên chở trong vài ngày hoặc vài tuần. Virus SARS-CoV-2 nói chung chủ yếu lây qua đường giọt bắn. Lây nhiễm chéo cũng là một hình thức lan truyền khác của virus. Tuy nhiên hiện nay các ca nhiễm virus được phát hiện là lây qua đường giọt bắn, cũng có một vài ca xuất hiện do lây nhiễm chéo nên các hình thức khử khuẩn bề mặt và hành lý của những người di chuyển từ nơi này sang nơi khác vẫn được tiến hành triệt để. Rửa tay sau khi chạm tay vào nhiều vật dụng chung đụng cũng là một biện pháp để phòng tránh lây truyền virus.

  1. Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19

 Những người hút thuốc thường là những người nhạy cảm với COVID-19 bởi vì hút thuốc thường sử dụng đến ngón tay đưa gần miệng (và có thể điếu thuốc cũng bị nhiễm virus), làm tăng nguy cơ lây truyền virus từ tay đến miệng. Người hút thuốc cũng có thể đang mắc bệnh phổi và giảm khả năng hoạt động của phổi. Đây chính là một yếu tố nguy cơ cao khiến những người này mắc bệnh nghiêm trọng hơn

Các kiểu hút thuốc như điếu cầy càng làm tăng cơ hội lây truyền COVID-19 giữa những người chia sẻ chung một cái điếu cầy và cả những người xung quanh đó.

Các bệnh phổi cũng làm tăng nhu cầu oxy hoặc giảm khả năng sử dụng oxy một cách hiệu quả sẽ đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm như viêm phổi.

  1. Những người tăng huyết áp có khả năng cao tử vong do virus SARS-CoV-2 hay không?

Những người tăng huyết áp có khả năng tăng nhẹ nguy cơ tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ này ước tính rơi vào khoảng 6% cao hơn so với tỷ lệ tử vong của quần thể dân số nói chung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần biết: Hướng dẫn cách ly, theo dõi hành khách trên các chuyến bay có người mắc COVID-19

 

Theo Tổng hợp từ webmd và WHO
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm