Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng bệnh huyết áp thấp

Hỏi: Căn cứ vào các biểu hiện nào để biết mình bị huyết áp thấp và cách xử trí, phòng bệnh? - Ông Đinh Văn Nhâm (Gia Lâm)

BS Nguyễn Hùng trả lời:

Huyết áp thấp đang là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người có huyết áp bình thường khi huyết áp đo được ở mức 120/80 mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thu) và 70-80 (tâm trương). Người bị coi là huyết áp thấp khi huyết áp đo dưới mức 95 (tâm thu).

Phòng bệnh huyết áp thấp bằng cách uống nhiều nước

Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp: là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất… Bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan như não, tim, thận, gây tổn thương những cơ quan này, dễ dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần nằm nghỉ ngay (nằm đầu thấp), tránh ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột; uống một cốc trà đường hoặc trà gừng ấm. Có thể dùng thuốc Coramin để nâng huyết áp tạm thời, 1 viên/1 lần, từ 3-4 lần/ngày. Nếu bệnh không đỡ nên đến cơ sở y tế để được điều trị đúng phác đồ.

Để phòng bệnh, mọi người cần uống nhiều nước (hạn chế rượu, bia và các chất kích thích); ăn nhiều rau quả, thịt nạc (hạn chế bột và đường), ăn mặn hơn người bình thường (khoảng 10-15g muối/ngày); không bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết; ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, vừa sức như đi bộ, thể dục dưỡng sinh…

Theo Huyết áp
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm