Có một điều nhận thấy là thị lực của chúng ta dần trở nên kém đi theo thời gian, như một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Phương pháp phẫu thuật LASIK không thể giúp ngăn tình trạng này xảy ra, vì lão hóa là điều tất yếu của cuộc sống. Do đó, việc thị lực của bạn mờ đi khi bạn già đi là điều hoàn toàn bình thường. Những thay đổi xảy ra sau khi thực hiện phương pháp phẫu thuật LASIK sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi của bạn cũng như những tình trạng của mắt trong những thời điểm khác nhau.
LASIK là gì?
Khi ánh sáng chiếu vào trong mắt và đi qua lớp giác mạc, ánh sáng được đưa lên võng mạc sao cho hình ảnh rơi đúng võng mạc và đúng vị trí điểm vàng. Hiện tượng ánh sáng được uốn cong và tập trung trên võng mạc được gọi là hiện tượng khúc xạ.
Trong trường hợp mắt gặp các vấn đề bất thường, hiện tượng khúc xạ của mắt không hoạt động hoàn chỉnh và hình ảnh sẽ không được in trên võng mạc (có thể rơi ở trước võng mạc, sau võng mạc hay trên võng mạc nhưng lệch điểm vàng). Những trường hợp này được gọi là tật khúc xạ.
Phương pháp LASIK được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Bằng cách sử dụng tia laser hoặc lưỡi dao nhỏ, giác mạc của bạn được định hình lại sao cho khi ánh sáng đi qua, hình ảnh rơi đúng vị trí và thu được sắc nét nhất. Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ không cần phải sử dụng kính thuốc để điều chỉnh thị lực như trước.
Về nguyên tắc, phẫu thuật LASIK thay đổi vĩnh viễn thị lực của bạn. Phương pháp này can thiệp bằng cách định hình lại phần giác mạc phía trước cho phù hợp với khả năng khúc xạ của mắt. Theo đó, tình trạng thị lực sẽ được thay đổi và kéo dài đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, vẫn có những lý do khiến thị lực thay đổi sau khi phẫu thuật.
Theo nghiên cứu, thị lực có thể thay đổi theo thời gian nếu tình trạng ban đầu của bạn tiếp tục tiến triển (viễn, cận, loạn). Sự tiến triển này vẫn có thể làm thay đổi thị lực của mắt. Một trong những lý do phổ biến khác khiến thị lực thay đổi sau khi phẫu thuật nhiều năm và tình trạng lão thị. Khi bạn già đi, thấu kính của mắt - ở đây là thủy tinh thể - trở nên kém linh hoạt, khiến khả năng thu hình ảnh sắc nét trên võng mạc bị giảm và khiến nhìn mờ.
Việc LASIK duy trì hiệu quả trong bao lâu còn phụ thuộc vào độ tuổi thực hiện phẫu thuật và tình trạng của mắt tiến triển ra sao. Theo đa số người thực hiện phương pháp này cho biết, họ hài lòng với thị lực của mình sau 10 năm phẫu thuật.
Một số nghiên cứu tìm thấy có khoảng 10% những người từng phẫu thuật LASIK sau 12 năm có gặp phải những thay đổi về thị lực có liên quan đến tuổi tác. Nghiên cứu khác lại đưa ra con số 35% những người đã phẫu thuật cần điều trị lại sau 10 năm.
Mổ LASIK mất bao lâu?
Thực tế, tùy thuộc vào mỗi người khác nhau mà thời gian mổ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian trung bình trong khoảng 10 đến 20 phút cho mỗi bên mắt. Quá trình lành thương cũng diễn ra rất nhanh, chỉ sau 24 giờ là bạn có thể nhìn thấy lại bình thường.
Điều gì có thể xảy ra sau khi phẫu thuật LASIK?
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể nhận thấy một số điều dưới đây, và những điều này có thể cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó:
Một điều cực kỳ quan trọng là bạn không được dụi mắt sau khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến phần giác mạc chưa lành, khiến quá trình lành thương lâu hơn.
Thông thường, bạn sẽ không phải đeo kính sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu thị lực không trở lại hoàn toàn bình thường, một số trường hợp bạn vẫn cần kính thuốc để hỗ trợ như đọc sách hay lái xe.
Tổng kết
Phẫu thuật LASIK định hình lại giác mạc vĩnh viễn và không thể hồi phục trở lại thời kỳ trước đó. Do vậy, về lý thuyết là mắt bạn sẽ sắc bén trở lại trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời. Tuy nhiên, thị lực vẫn có thể giảm đi khi bạn về già. Sau khoảng 40 tuổi, tình trạng lão hóa của mắt xuất hiện, và khi đó, LASIK không còn có thể giúp bạn được nữa.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn mà hiệu quả sau phẫu thuật kéo dài trong bao lâu. Do vậy, bạn nên thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc đôi mắt, cũng như tránh các tác động có hại lâu dài để bảo vệ đôi mắt hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại: Những điều cần lưu ý trước và sau phẫu thuật LASIK
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.