Mỗi loại vi khuẩn thường “ưa thích” những loại thực phẩm riêng. Dưới đây là một số các loại thực phẩm và vi khuẩn song hành với nhau, nếu thực phẩm bị nhiễm các loại vi khuẩn này nó có khả năng gây ngộ độc cho người.
Ngộ độc do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn này rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau quả tươi, rau quả khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, sữa kể cả sữa chua, xúc xích. Vi khuẩn listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh, nên việc trữ đồ ăn trong tủ lạnh không thể làm chết vi khuẩn. Nhiều người cho rằng vi khuẩn thường không tồn tại trong các nhà máy chế biến công nghiệp, điều này hoàn toàn sai, đây là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và sống dai nhất. Vi khuẩn listeria có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, nhưng nó lại dễ bị ô nhiễm sau khi nấu chín hoặc có tiếp xúc với đồ đựng thực phẩm sống.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn listeria: Những người có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm người già, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu. Cần đảm bảo thực phẩm chế biến sẵn đã được ‘tiệt trùng”. Khi cắt gọt thực phẩm nên rửa sạch trước khi cắt, nên để thực phẩm vào tủ lạnh nhất là vào mùa nóng. Với các thực phẩm đã để qua đêm, cần đun sôi lại trước khi ăn.
Ngộ độc do vi khuẩn salmonella
Loại vi khuẩn này có khả năng làm hỏng bất cứ sản phẩm nào, thường do tiếp xúc với phân của động vật như trứng gà. Mặc dù trứng gà có thể tươi bên trong nhưng rất có thể bị nhiễm khuẩn salmonella.
Người ta còn tìm được khuẩn salmonella trên cà chua, ớt, rau xà lách, đu đủ, hay rau mầm. Vi khuẩn này thường phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, khi ăn các thức ăn sống hoặc nấu chín tái. Thịt các loại động vật sống trên mặt đất đều có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
Cũng giống như listeria, khuẩn salmonella có thể sinh sôi trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Người ta đã phát hiện ra các đợt bùng phát dịch bệnh ở những nơi sản xuất khoai tây chiên, bánh quy. Nên nhớ vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, do vậy cần ăn chín uống sôi.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn salmonella: Cần ăn chín, uống sôi. Không nên ăn trứng sống, chín tái hoặc lòng đào. Giữ thực phẩm sống và chín ở các ngăn riêng biệt. Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng và khu vực chế biến. Thực phẩm mua về cần rửa sạch, để khô rồi cất tủ lạnh, tránh biến tủ lạnh thành ổ nhiễm khuẩn.
Ngộ độc do vi khuẩn E.coli
Các loại gia súc, gia cầm dễ nhiễm E.coli bởi trong quá trình giết thịt, các con vật thường được mổ trên mặt đất, vi khuẩn có thể lây lan vào từng miếng thịt. Các loại nước quả, sữa không tiệt trùng có nguy cơ nhiễm E.coli cao hơn. Những loại sữa thô mới vắt có thể bị nhiễm khuẩn E.coli từ bầu vú động vật. Trái cây, rau quả tươi cũng có nguy cơ nhiễm E.coli nếu người sản xuất dùng phân bón hay nước tưới bị nhiễm khuẩn, rau lá xanh có nguy cơ nhiễm cao nhất.
Phòng tránh nhiễm khuẩn E.coli: Tuyệt đối ăn các đồ ăn nấu chín kỹ, không ăn thịt vẫn còn màu hồng. Vệ sinh các đồ dùng nấu ăn, dùng riêng thớt, dao với thịt sống và chín, khi cất thịt vào tủ lạnh cần để riêng ngăn thịt chín và sống. Chỉ mua các sản phẩm sữa tiệt trùng, nếu không phải đun sôi trước khi uống. Đối với rau xanh, cần rửa kỳ và nấu chín.
Ngộ độc do
Biểu hiện của nhiễm độc Botulism: đau bụng, nôn mửa, khó thở, khó nuốt, nhìn đôi, yếu hoặc tê liệt môi, lưỡi, họng, dấu hiệu điển hình là các triệu chứng liệt thần kinh ở mắt, tê, liệt ở vòm họng. Nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu ngay.
Cách phòng tránh: Cần đun sôi các loại thực phẩm trước khi dùng, tuyệt đối không dùng các thực phẩm đóng hộp bị phồng, vỡ hoặc có mùi bất thường.
Viêm gan siêu vi A
Đây là bệnh gan thường lây qua đường ăn uống, chủ yếu do mất vệ sinh khi chế biến hoặc chế biến không đúng cách. Viêm gan A là loại virus tấn công gan.
Biểu hiện của viêm gan: Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân, vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi. Nó có thể lây lan khi một người bị nhiễm bệnh rửa tay sạch, sau đó chạm vào thức ăn và người khác ăn phải.
Phòng bệnh viêm gan A: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A, nhất là với những người làm việc chế biến thực phẩm.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Hầu hết các bệnh do ngộ độc thực phẩm đều tự khỏi, nhưng bạn sẽ cần đi khám bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện sau:
- Sốt cao.
- Phân có máu.
- Nôn mửa kéo dài.
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
- Có dấu hiệu mất nước (khô miệng, chóng mặt, đi tiểu ít).
Lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm:
-Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
- Rửa các dụng cụ cắt gọt, đồ dùng và bàn sau khi tiếp xúc với thịt sống.
- Rửa các loại thực phẩm dưới vòi nước chảy.
- Vứt bỏ lá ngoài của rau xà lách hoặc bắp cải.
- Nấu thịt, gia cầm và trứng thật chín.
- Làm nóng thức ăn đã để qua đêm
Một số nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do thực phẩm là phụ nữ mang thai, người ốm, trẻ em người già, và những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín và trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, xúc xích chưa nấu chín và thịt nguội, hải sản sống.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.