Paraben là các chất hóa học nhân tạo dùng làm chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm bao gồm cả mỹ phẩm, thuốc, và thực phẩm. Paraben có tác dụng kéo dài hạn sử dụng của các sản phẩm cũng như ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại và nấm mốc trong sản phẩm.
Paraben có nguồn gốc từ một chất hóa học gọi là para-hydorxybenzoic (PHBA) có mặt tự nhiên trong các loại rau quả như quả việt quất và cà rốt. PHBA cũng hình thành tự nhiên trong cơ thể qua sự phân giải các axit amin.
Các loại paraben được sản xuất cho hàng tiêu dùng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân giống hệt với các loại paraben được tìm thấy trong tự nhiên. Các loại paraben phổ biến nhất bao gồm methylparaben, ethylparaben, propylparaben, butylparaben, isopropylparapen và isobutylparaben.
Phơi nhiễm paraben
Paraben được sử dụng rộng rãi vì chúng cực kì hiệu quả và không gây dị ứng cũng, chi phí sản xuất lại thấp.
Do chất bảo quản này được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thức ăn, đồ uống, thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, phơi nhiễm paraben xảy ra khi những sản phẩm chứa paraben được ăn vào hoặc được thẩm thấu qua da.
Ở Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) yêu cầu trên tất cả các sản phẩm đều phải ghi rõ danh sách thành phần để người tiêu dùng có thể biết cũng như đưa ra quyết định có sử dụng sản phẩm đó hay không. Các nhà sản xuất mỹ phẩm thì không yêu cầu phải được phê duyệt bởi FDA để phát triển, tiếp thị và bán các sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc cá nhân bị phát hiện là có nguy hiểm khi sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thì FDA sẽ có hành động và có thể loại bỏ sản phẩm đó khỏi thị trường.
Paraben có nguy hiểm hay không?
Câu trả lời thực sự vẫn chưa rõ ràng và vẫn còn gây tranh cãi. Một trong những câu hỏi còn gây tranh cãi mà người tiêu dùng muốn biết nhất vẫn là: “Liệu paraben có gây ung thư hay không? Và nếu vậy thì lượng paraben là bao nhiêu thì sẽ dẫn đến ung thư?”
Paraben được cho là một chất gây rồi loạn nội tiết, hay còn được gọi là hóa chất bắt chước hormone. Điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta có thể coi paraben như là một hormone. Ví dụ, paraben đã được tìm thấy trong các tế bào ung thư vú, biểu thị rằng paraben có thể đã hoạt động như hormone estrogen.
Với tỉ lệ gia tăng của nhiều loại bệnh ung thư, các chất phụ gia trong thực phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt. Một đánh giá khoa học về mỹ phẩm và nguy cơ ung thư được xuất bản năn 2018 đã kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng các sản phẩm có chứa paraben sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Các tác giả của bài nghiên cứu cũng lưu ý rằng vẫn còn nhiều các chất hóa học chưa được kiểm tra có sẵn trong nhiều sản phẩm ở Mỹ. Vì vậy, cần một phương pháp sàng lọc có hiệu quả hơn và giá thành thấp hơn để có thể sàng lọc các sản phẩn mang nguy cơ gây ung thư, ví dụ như paraben.
Thử nghiệm trên chuột đã cho thấy rằng paraben là các chất hóa học có khả năng gây rồi loạn nột tiết. Tuy nhiên, việc gây rối loạn nội tiết thấy trên chuột xảy ra chỉ khi một lượng paraben lớn được đưa vào cơ thể chuột, một lượng lớn hơn rất nhiều so với mức mà con người thường gặp phải. Và cho đến nay, các thử nghiệm lâm sàng trên người đều không cho thấy mối liên quan giữa paraben và sự tăng nguy cơ ung thư.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn lo ngại về các tác động tích lũy của việc sử dụng các sản phẩm có chứa paraben. Tuy vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra bằng chứng xác thực, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) báo cáo rằng không có dấu hiệu mạnh mẽ nào cho thấy mức paraben cao trong cơ thể sẽ dẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, cũng có những người nhạy cảm với paraben hơn những người khác. Cũng giống như những loại hóa chất mạng nguy cơ khác, những người khác nhau sẽ có mức mẫn cảm và nhạy cảm khác nhau tùy vào nền tảng di truyền của họ.
Nếu người tiêu dùng lo lắng về việc sử dụng các sản phẩm có chứa paraben thì Dr. Edwalds-Gilbert, giáo sư Sinh học tại trường đại học Scripps ở California khuyên rằng việc sử dụng các sản phẩm đó ở mức độ vừa phải là chìa khóa để tránh khỏi những vấn đề sức khỏe khó lường trước.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rửa mặt bằng nước gạo có lợi gì cho da?
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.