Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những văcxin quan trọng cần tiêm cho trẻ trên một tuổi

Trẻ trên một tuổi cần được tiêm nhắc lại hoặc thêm một số văcxin, đặc biệt là mũi phòng sởi-rubella, viêm não Nhật Bản.

Những văcxin quan trọng cần tiêm cho trẻ trên một tuổi

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới một tuổi cần tiêm chủng đầy đủ 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18 tháng tuổi phải tiêm nhắc lại văcxin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT4) và văcxin sởi-rubella miễn phí. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ tiêm các mũi văcxin này chưa cao như văcxin tiêm chủng cho trẻ dưới một tuổi.

Sau một tuổi, trẻ được tiêm miễn phí văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván; sởi-rubella và viêm não Nhật Bản. Ảnh: H.B.

Sau một tuổi, trẻ được tiêm miễn phí văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván; sởi-rubella và viêm não Nhật Bản. Ảnh: H.B.

Trước một tuổi trẻ còn nhỏ, miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì thế, việc tiêm văcxin phòng ngừa bệnh cho trẻ được cha mẹ tuân thủ khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, một số phụ huynh nghĩ con khỏe hoặc do quên (thời điểm tiêm nhắc lại cách khá xa) mà lơ là không đưa trẻ đi tiêm các mũi văcxin theo lịch. Thực tế, những mũi tiêm đó cũng không kém phần quan trọng để tiếp tục bảo vệ đứa trẻ phòng bệnh.

Lý giải điều này, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết với một số văcxin sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể có tác dụng bảo vệ trong một thời gian nhất định. Theo thời gian lượng kháng thể này giảm dần, vì thế trẻ lớn, người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Các mũi tiêm nhắc lại rất cần thiết giúp cơ thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài trước sự tấn công của mầm bệnh. Vì thế các bậc cha mẹ cần lưu ý việc tiêm chủng nhắc lại cho trẻ giúp bảo vệ trẻ tốt nhất.

Chẳng hạn, với văcxin sởi, sau khi tiêm mũi thứ nhất trước một tuổi còn khoảng 15% số trẻ không có miễn dịch phòng bệnh. Vì thế, trẻ 18 tháng tuổi được tiêm văcxin sởi - rubella sẽ thêm cơ hội tạo miễn dịch phòng bệnh.

Một văcxin quan trọng khác cha mẹ cần ghi nhớ là ba mũi văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm cho trẻ 1-5 tuổi. Mùa bệnh viêm não Nhật Bản bắt đầu tháng 5, cao điểm tháng 6-7. Đây là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong, khoảng 30-50% trường hợp trẻ qua khỏi thì bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Nguy cơ tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên trẻ phải được tiêm đủ liều. Nếu chỉ tiêm một mũi văcxin thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ hai mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ ba mũi văcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95%. Hiện nay văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại các trạm y tế xã, phường hàng tháng trên toàn quốc. Cha mẹ lưu ý, tiêm văcxin viêm não Nhật Bản mũi ba khi trẻ hai tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chủ động cho trẻ đi tiêm các mũi văcxin phòng phế cầu, thủy đậu... tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.

Lịch tiêm chủng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

(tiêm miễn phí tại trạm y tế xã, phường)

STT Tuổi của trẻ Văcxin phòng bệnh
1 Sơ sinh

- Lao

- Viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

2 2 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 1

- Bại liệt lần 1

3 3 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 2

- Bại liệt lần 2

4 4 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 3

- Bại liệt lần 3

5 5 tháng - Bại liệt tiêm (IPV)
6 9 tháng - Sởi mũi 1
7 18 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván mũi 4

- Sởi-Rubella

8 1-5 tuổi

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

- Viêm não Nhật Bản mũi 2 (1-2 tuần sau mũi 1)

- Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin và nuôi con theo kiểu tự nhiên

Phương Trang - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

Xem thêm