Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những triển vọng mới trong điều trị Alzheimer

Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh Alzheimer, các thuốc được sử dụng chỉ giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng những khám phá gần đây của các nhà khoa học đã mở ra những triển vọng mới trong điều trị Alzheimer!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): hiện nay trên thế giới có trên 47 triệu người mắc bệnh Alzheimer và gần 8 triệu trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm.

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer (AZM) là một dạng bệnh phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, với tình trạng các tế bào thần kinh ở não bị thoái hóa và chết đi, mô não bị teo lại. Bệnh này gây ra những tác hại nghiêm trọng đến trí nhớ, ngôn ngữ, hành vi, tư duy… không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh, mà còn gây ra tâm lý nặng nề cho người chăm sóc!

Bệnh AZM thường gặp ở người cao tuổi (trên 65 tuổi), hiếm gặp ở người 40 - 50 tuổi và thường tiến triển chậm kéo dài 7 - 10 năm.

Nguyên nhân:

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh AZM. Nhưng theo một số nhà khoa học: sự kết hợp của di truyền, lối sống và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thoái hóa tế bào thần kinh theo thời gian.

Có hai nguyên nhân gây ra thoái hóa tế bào thần kinh của người mắc bệnh AZM:

- Sự hình thành các mảng bám amyloid (tạo thành từ những protein beta- amyloid) ở bên ngoài tế bào thần kinh.

- Sự hình thành các đám rối (tạo thành từ những protein tau) ở bên trong tế bào thần kinh.

Trong não của người mắc bệnh AZM có sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh: acetylcholin bị sụt giảm và ngược lại glutamat tăng cao, nên gây ra các rối loạn thần kinh.

Triệu chứng:

- Mất trí nhớ tiến triển, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn (short -term memory) bị ảnh hưởng (quên với những gì vừa xảy ra), trong khi trí nhớ dài hạn (long- term memory) ít bị ảnh hưởng (vẫn nhớ về những gì đã xảy ra trước đó).

- Giảm khả năng nhận thức và lý luận.

- Không quan tâm đến các thói quen trước đây như: thói quen vệ sinh cá nhân…

- Thay đổi tính khí và hành vi: trầm cảm, lo âu hay gây hấn, chống đối…

Những triển vọng mới trong điều trị Alzheimer

Hiện nay, có hai loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị AZM:

Thuốc ức chế enzym cholinesterase: donepezil (Aricept), galantamine (Razadyne) và rivastigmine (Exelon). Những thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym cholinesterase, ngăn chặn sự phân hủy acetylcholin trong não. nên tăng cường sự dẫn truyền thần kinh của acetylcholin trong não, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh AZM.

Thuốc đối kháng thụ thể NMDA (N-methyl-D-aspartate): memantine (Namenda), có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của glutamate, chất gây ra những tác hại trên não của người mắc bệnh AZM, nên làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Các thuốc trên không điều trị khỏi bệnh AZM mà chỉ làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Những khám phá gần đây của các nhà khoa học với axít mefenamic vàaducanumab đã mở ra những triển vọng mới trong điều trị AZM:

Axít  mefenamic là một thuốc kháng viêm non- steroid thường được sử dụng trong điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ, đã được các nhà khoa học của Đại học Manchester của nước Anh đưa vào thử nghiệm trên những con chuột bị biến đổi gen gây ra bệnh Alzheimer giống như ở người: 10 con chuột được điều trị với axít mefenamic và 10 con chuột được điều trị với giả dược trong thời gian một tháng. Một kết quả đáng ngạc nhiên xảy ra: những con chuột được điều trị với axít mefenamic đã khôi phục hoàn toàn trí nhớ, còn những con chuột điều trị với giả dược trí nhớ vẫn không cải thiện!

Các nhà khoa học phát hiện: axít mefenamic đã làm giảm tình trạng viêm não (nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh AZM) do ngăn chặn quá trình gây viêm NLRP3 inflammasome làm tổn thương tế bào não.

Các nhà khoa học cũng cho biết: khám phá này còn phải được tiếp tục nghiên cứu với những thử nghiệm trên người, trước khi thuốc được chính thức đưa vào sử dụng…

Aducanumab là một kháng thể đơn dòng, đã được các nhà khoa học phát hiện có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mảng bám amyloid, là nguyên nhân gây ra sự thoái hóa tế bào thần kinh, nên có tác dụng làm chậm sự tiến triển bệnh AZM.

Hiện nay, aducanumab đang được tiến hành thử nghiệm trên người.

Với những khám phá này, nền y học thế giới mở ra những triển vọng, sẽ có thêm những “vũ khí” mới hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh AZM!
DS. MAI XUÂN DŨNG - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm