Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nghiên cứu “gây tranh cãi” trong y học

Hiện nay, khoa học phát triển như vũ bão. Mỗi sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ đều hướng đến con người và vì con người.

Nhiều nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực y tế ghi dấu đậm nét và được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe con người. Nhưng cũng có những nghiên cứu khoa học nhận nhiều chỉ trích của dư luận khi vi phạm về đạo đức, nghi ngờ về tính an toàn.

Nhân bản vô tính khỉ

Sự kiện gây sốc trong giới khoa học thế giới là  Trung Quốc tiến hành nhân bản vô tính khỉ. Lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành nhân bản vô tính một loài linh trưởng gần giống với con người nhất theo cách nhân bản cừu Dolly cách đây 20 năm. Họ đã sử dụng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma để tạo ra 2 chú khỉ đuôi dài tại Viện khoa học Thần kinh Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-1

Trong khi việc nhân bản vô tính áp dụng trên cừu Dolly còn đang tranh cãi về mặt đạo đức, thì nghiên cứu khoa học nhân  bản những chú khỉ này làm dày thêm hồ sơ về những nghiên cứu khoa học phi đạo đức. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, những chú khỉ nhân bản này giống hệt nhau về mặt di truyền, chúng sẽ có ích trong việc nghiên cứu bệnh trên người, ví dụ như các rối loạn ở não bộ. Họ cũng đã lên  kế hoạch nhân bản thêm nhiều con khỉ như vậy. Những người phản đối thì cho rằng, đây là một bước mới khiến thế giới tiến gần hơn với việc nhân bản vô tính ở người.

Chuột con ra đời từ 2 chuột mẹ - mở ra khả năng sinh sản đồng giới

Một trong những nghiên cứu kỳ lạ  được công bố trong năm 2018, đã phá vỡ mọi quy tắc trong sinh sản là tạo ra một sinh vật từ 2 sinh vật khác cùng giới. Nghiên cứu này được tiến hành trên chuột do các Nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc tiến hành, mở ra một kỹ thuật mới trong sinh sản. Các nhà khoa học đã tiêm vào một quả trứng của chuột cái một tế bào gốc phôi Haploid – một loại tế bào của chuột cái khác, và sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen tạo ra hàng chục chú chuột.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-2

Bằng cách này, các nhà nghiên cứu người Trung Quốc đã tạo ra được 210 phôi chuột còn sống, trong đó chỉ có 29 chú chuột con ra đời, đặc biệt những chú chuột này còn có khả năng sinh con đẻ cái.  Cách sinh sản từ 2 chuột mẹ “có một không hai” này được cho rằng hoàn toàn có khả năng áp dụng trên người, tuy nhiên nó vấp phải các rào cản về vấn đề đạo đức và sự hồ nghi về tính an toàn.  Người ta nghi ngờ  rằng liệu có phải toàn bộ những chú chuột được sinh ra đều bình thường hay không? Tỷ lệ thành công của phương pháp sinh sản này rất thấp, và liệu con người có thể loại  bỏ hẳn tình dục thông thường mà vẫn có thể sinh sản không?

Em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Sự kiện khoa học làm rúng động giới y khoa quốc tế là  sự ra đời của một em bé được chỉnh sửa gen CRISPR đầu tiên trên thế giới. Nhà khoa học công bố nghiên cứu gây tranh cãi này là người  Trung Quốc, ông đã công bố nghiên cứu gây tranh cãi của mình tại Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen người.  Nhà khoa học  He Jiankui cho biết, đó là 2 em bé sinh đôi được sinh ra với các AND được chỉnh sửa giúp bé có khả năng kháng virus HIV. Hai em bé này đều có bố bị nhiễm HIV.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-3

 

Tuyên bố của nhà khoa học ở Thâm Quyến này hiện chưa được xác minh về tính chân thực bởi những người liên quan đều phủ nhận sự việc. Tuy nhiên, nghiên cứu này làm dấy lên một cuộc tranh luận trên quy mô quốc tế về đạo đức khoa học và sự an toàn trong nghiên cứu.  Chỉnh sửa gen được áp dụng trong nghiên cứu như để chữa bệnh ung thư, bệnh do rối loạn gen… tuy nhiên những gen  bị chỉnh sửa này chỉ tồn tại trong 1 người. Còn chỉnh sửa gen ở giai đoạn bào thai sẽ khiến nhiều tế bào trong cơ thể của em bé thay đổi, đặc biệt nó sẽ di truyền sang thế hệ sau nếu đứa trẻ này lớn lên và sinh con. Ngay sau tuyên bố gây chấn động dư luận của nhà khoa học He Jiankui,  một làn sóng phản đối trong giới khoa học nổ ra, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố dừng các hoạt động nghiên cứu liên quan tới chỉnh sửa gen.

Bộ não thứ 2 của con người

Chúng ta đã biết cơ   thể người có một hệ vi sinh khổng lồ giúp điều hòa hoạt động bên trong. Tuy nhiên,  vài thập kỷ qua, khoa học mới thực sự hiểu được vai trò của những vi sinh vật nhỏ bé này giúp cho cơ thể chúng ta hoạt động như thế nào. Năm 2018, một nghiên cứu từ Đại học Duke, Mỹ được công bố trên tạp chí Science cho biết, có mối liên hệ giữa đường ruột và não bộ.  Các nhà khoa học cho rằng trong đường tiêu hóa của con người có hơn 100 triệu tế bào thần kinh, giúp truyền tín hiệu về cảm giác no hay đói đến não. Đây là lý do con người ăn một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện tâm trạng.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-4

Gel ngừa thai dành cho nam giới

Trước đây, nam giới thường  kiểm soát khả năng sinh sản của mình bằng bao cao su hoặc thắt ống dẫn tinh, hầu hết các biện pháp tránh thai chủ động đều dành cho phụ nữ. Việc tìm một hợp chất giúp tránh thai đơn giản, an toàn và hiệu quả cho nam giới là một bài toán khó đối với các nhà khoa học.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-5

Lần đầu tiên một loại thuốc tránh thai dành cho nam giới đã ra đời, đó là một loại gel ngừa thai. Thử nghiệm đang được tiến hành trên 420 cặp vợ chồng  tình nguyện ở 7 quốc gia trên thế giới.  Nam giới chỉ cần bôi gel này lên cánh tay hoặc vai hàng ngày trong khoảng 20 tuần, số lượng tinh trùng của họ sẽ giảm mạnh đến mức gần như người vô sinh, khi ngừng thuốc này, lượng tinh trùng của nam giới sẽ tăng trở lại.

Cách mới nhìn hình ảnh bên trong cơ thể con người

Hai tiến bộ gây ấn tượng nhất  về những hình ảnh sinh học bên trong cơ thể con người được công bố trong năm nay. Đó là chiếc máy quét 3D toàn thân đầu tiên trên thế giới , có tên EXPLORER, nó có thể quét toàn bộ cơ thể chỉ chưa đến 30 giây, với liều bức xạ thấp. Máy quét nhanh gấp 40 lần so với máy chụp cắt lớp (PET scan) hiện nay.

nhung-nghien-cuu-gay-tranh-cai-trong-y-hoc-6

Bên cạnh máy quét 3D, máy quét sinh học của các nhà nghiên cứu New Zealand cũng gây ấn tượng khi cho ra hình ảnh 3D rõ từ cơ, xương, nước, mỡ, và các dấu hiệu chỉ điểm bệnh, hay như cả một chiếc đồng hồ trên cánh tay cũng rõ. Người ta ví, chiếc máy này đã “điêu khắc” từng chi tiết bên trong của một phần cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 điều bạn cần biết về mức năng lượng của cơ thể - Phần 1, 8 điều bạn cần biết về mức năng lượng của cơ thể - Phần 2

Hải Yến - Theo Sức khỏe & Đời sống/New Atlat, News
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm