Những món ăn 'đại kỵ' với người tiểu đường trong dịp Tết
Nhận biết bị đái tháo đường
Theo BS Bùi Mai Hương, ở mọi lứa tuổi, khi thấy các biểu hiện bất thường như luôn cảm giác đói và ăn nhiều; luôn thấy khát và uống nhiều; tiểu nhiều, một số người khi bệnh đã nặng, nước tiểu đã có đường glucose, có thể thấy kiến bâu, ruồi đậu (chủ yếu gặp ở nông thôn). Mặc dù ăn, uống nhiều nhưng người bệnh lại thấy sụt cân nhiều trong thời gian ngắn, người gầy yếu, mắt nhìn mờ, tê bì tay chân, nếu có vết thương, thấy vết thương lâu lành, trục trặc về sinh hoạt tình dục, thường xuyên bị nhiễm nấm (viêm âm đạo ở nữ giới), viêm họng, mũi…
Người bệnh tiểu đường cần làm gì trong dịp Tết?
Trước khi nghỉ Tết nên tái khám bệnh để xác định lại chỉ số đường huyết, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có tư vấn kịp thời, đồng thời được chỉ định dùng thuốc cho hợp lý. Cần được chuẩn bị đủ các loại thuốc cho bệnh đái tháo đường. Thuốc đái tháo đường là thuốc bác sĩ chỉ định dùng loại nào, không phải tự động mua thêm hoặc nghe tư vấn của người bán thuốc mua đủ các loại thuốc trị tiểu đường. Nếu làm như vậy sẽ rất nguy hiểm cho việc giữ bình ổn chỉ số đường huyết, từ đó tai họa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào không thể biết.
Chế độ ăn, uống trong dịp Tết, người bị đái tháo đường cần hết sức lưu ý, bởi vì, ăn uống không kiêng khem sẽ làm cho đường huyết tăng lên, nhất là rượu bia, bánh, kẹo, trái cây có hàm lượng đường cao (cam, quýt, xoài, sầu riêng…) và các thực phẩm chế biến nhiều mỡ.
Theo thống kê, những năm gần đây, cứ sau dịp Tết cổ truyền, có nhiều người tiểu đường phải đến với các khoa nội tiết và đái tháo đường hoặc bệnh viện cấp cứu hoặc khám vì bị tăng đường máu, đặc biệt có trường hợp ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, thậm chí có người bệnh bị tử vong do đến cấp cứu quá muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tiểu đường không thực hiện đúng chế độ ăn và điều trị bệnh. Rất nhiều người trong số đó đã chủ quan, tự ý bỏ điều trị hoặc tự cho mình “tạm ngừng” điều trị hoặc uống thuốc không đều, ăn uống không kiêng khem đúng mức.
Không ăn đồ ngọt
Người mắc tiểu đường cần kiêng đồ ngọt, đặc biệt ngọt nhân tạo như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… và các vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa, vì người bị tiểu đường nếu nạp nhiều những đồ ngọt vào, lượng đường trong máu sẽ dễ vượt quá ưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép.
Hạn chế tinh bột
Tinh bột là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún…cũng cần phải hạn chế.
Những loại thức ăn ăn liền như phở – cháo ăn liền cần phải kiêng kị tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
Không ăn đồ chứa nhiều chất béo
Chất béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất cho cơ thể. Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên kiêng các chất béo bão hòa & cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, nội tạng, đồ đông lạnh, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem….
Không dùng đồ chứa chất kích thích
Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những siêu thực phẩm dành cho người bị tiểu đường
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.