Foocmon là một chất hữu cơ rất độc, được sản xuất rộng rãi trong công nghiệp có tên khoa học là FORMALDEHYT. Thường tồn tại ở hai thể:
1. Thể khí: là một chất khí không màu, có mùi xốc rất đặc biệt, tan dễ dàng trong nước.
2. Khi tan trong nước Foocmon ở dạng dung dịch gọi là FORMALIN
Foocmon là một chất dễ cháy và dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ môi trường chung quanh. Trong môi trương tự nhiên Foocmon có trong khói xe ô tô, hầm lò đốt củi, khói thuốc lá... Trong công nghiệp Foocmon thường được điều chế từ rượu METHYLIC (CH3 - OH) với chất xúc tác là bạc được đun ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C, và thường được dùng để sản xuất thuốc nhuộm tóc, keo dán, nhựa, cao su, thuốc nổ...
Foocmon dễ dàng kết hợp với các Protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt...
Trong y học Foocmon có tính sát trùng cao nên được áp dụng để diệt vi khuẩn và là dung môi để bảo vệ các tổ chức, các vật phẩm, các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người.
Vì vậy muốn giữ lại nguyên vẹn những xác chết không bị thối rửa theo thời gian người ta đã ướp xác bằng Foocmon. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với foocmon dù hàm lượng cao hay hàm lượng thấp mà kéo dài cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Tác hại của Foocmon khi tiếp xúc:
1. Gây những triệu chứng cấp tính:
- Kích thích gây cai niêm mạc mắt, đỏ mắt
- Kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí.
- Là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay.
- Tác hại trên đường tiêu hóa: làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng...
- Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong.
2. Là tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể: gia tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp đặc biệt là mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa...
Là một trong những yếu tố gây ra sai lệch, và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai sử dụng có thể bị ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai.
Hàn the là gì?
Cũng như foocmon, hàn the cũng là một chất hóa học có tên khoa học là TRTRABORAT Natri
Công thức hóa học là Na3 B4O7 10 H2O, là một chất không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc, khi ăn vào cơ thể chỉ thải được một phần, phần còn lại tích lũy trong cơ thể gây nhiều tác hại khác nhau. Vì hàn the có thể làm thực phẩm dai và dòn hơn nên thường bị lợi dụng cho thêm vào một vài loại thức ăn để tăng tính ngon của chúng.
Foocmon và hàn the có được cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm không? Và khi dùng trong thực phẩm, khi tiếp xúc sẽ gây ra những tác hại như thế nào ?
Tác hại khi sử dụng hàn the: Như phần trên tôi đã trình bày, cơ thể chỉ đào thải được khoảng 80% lượng hàn the ăn vào, phần còn lại sẽ tích tụ vĩnh viễn trong cơ thể, vì vậy sử dụng ít hàn the trong nhiều ngày cũng nguy hiểm như sử dụng nhiều hàn the trong một lần.
Với hàm lượng từ 3 đến 5 gam một ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không ngon, người mệt mỏi, khó chịu, khả năng làm việc sút giãm. Với hàm lượng trên 5 gam mỗi ngày sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giãm trí nhớ. Ngoài ra hàn the còn làm tổn thương và hư hại các tế bào gan, teo tinh hoàn, và là một trong những tác nhân gây ung thư.
Foocmon và hàn the thường được cho thêm vào trong các loại thực phẩm nào ?
Do có đặc tính làm thức ăn dai hơn, giòn hơn, bảo quản được lâu hơn, vì vậy mặc dù là độc chất bị nghiêm cấm, nhưng một số người do vô ý hoặc cố tình vẫn cho thêm vào một số loại thực phẩm để tạo ngon miệng, nhằm câu khách để thu lợi nhuận, bất chấp những độc hại nghiêm trọng của chúng.
Thông thường foocmon và hàn the thường có trong các loại thực phẩm cần độ dai, độ dòn và khó bảo quản như: bánh phở, hủ tiếu, bánh ướt, bánh canh, nem, chả, dưa chua các loại. Và chúng ta còn thường xuyên gặp các loại phụ gia này trong ác loại bánh, các món ăn chế biến bằng phương thức chiên, xào như tôm lăng bột, cua lột chiên bơ, chả giò, há cảo chiên...
Vậy thì có biện pháp nào để ngăn ngừa sự sử dụng ngày càng nhiều các độc chất trong thực phẩm ?
Đây là một việc làm đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân cụ thể là người sản xuất với các cơ quan hữu trách. Một số biện pháp có thể được áp dụng để hạn chế sử dụng các độc chất trong thực phẩm có thể được đưa ra:
- Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân để ý thức được tính độc hại của các loại độc chất mà không dùng trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, có biện pháp mạnh mẽ đối với các cơ sở có sử dụng độc gia nghiêm cấm trong thực phẩm. Việc kiểm tra này cần phải tiến hành thường xuyên và bất cứ lúc nào.
- Quản lý các loại hóa chất độc hại, nghiêm cấm sự buôn bán tràn lan.
Vài lời khuyên về an toàn thực phẩm
- Không sử dụng các hóa chất độc hại trong thực phẩm.
- Hạn chế việc sử dụng các chất tạo màu nhân tạo trong thực phẩm vì có thể gây ung thư.
- Không sử dụng những thực phẩm bị nấm mốc vì là nguy cơ gây xơ gan, ung thư gan, ung thư phổi..
- Không sử dụng NITRIT trong chế biến thực phẩm vì đây cũng là một độc chất nguy hiểm, nghiêm cấm giống như foocmon và hàn the. Hay được sử dụng để làm thịt có màu hồng hấp dẫn, tạo mùi thơm ngon gặp trong nem, lạp xưởng, jambon... Khi sử dụng nhiều sẽ gây giãn cơ mạch máu, gây xanh tím, và cũng là độc chất gây ung thư dạy dày, thực quản, ung thư gan, ung thư phổi...
- Nghiêm cấm việc sử dụng kích thích tố trong kỹ nghệ nuôi trồng để tăng trưởng nhanh, nâng cao năng suất vì có thể gây ung thư sinh dục.
- Hạn chế dùng các thức ăn nướng cháy, khét vì tạo hợp chất gây ung thư.
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu yếu tố bảo vệ cơ thể như Betacaroten có nhiều trong rau quả màu xanh, màu vàng giúp bảo vệ cơ thể, chống độc tế bào, ức chế sinh tế bào ung thư. Vitamin E có nhiều trong giá, đậu,... ngăn cản sự tổn thương tế bào, tốt cho tim mạch và tiêu hóa. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế bệnh tật.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt, hạn chế ung thư đại tràng.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.