Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những chứng bệnh liên quan đến vòng 1

“Vòng 1” của bạn đôi khi cũng bị “trái gió trở trời”. Hiểu rõ từng chứng bệnh liên quan đến nó giúp điều trị dễ dàng hơn.

Ngứa đầu vú là bệnh?

Rất nhiều bạn gái thỉnh thoảng có triệu chứng ngứa đầu vú; quầng vú, đây có thể là vấn đề dị ứng đơn thuần, cũng có thể là triệu chứng của ung thư vú, do vậy chớ nên xem thường.

Ngoài ra, còn có một loại bệnh hiếm gặp Paget (bệnh ung thư đầu vú - Pagets Disease of the Nipple), xung quanh đầu vú; quầng vú xuất hiện triệu chứng như chàm, người bệnh có ngứa da; đau tức và cảm giác nóng rát, đôi lúc có chất bài tiết đỏ sậm, như máu hoặc xuất hiện những khối u không đau.

Nếu ngứa đầu vú, còn có chất bài tiết, ngoài khả năng viêm đầu vú ra, còn có thể là vấn đề nghiêm trọng. Khi chất bài tiết của đầu vú màu vàng, trắng, sữa, xanh, chỉ cần trải qua điều trị thích hợp thì sẽ khỏi; nếu chất bài tiết đầu vú có màu đỏ sậm như máu, thì cần quan tâm đặc biệt phải chăng đã mắc chứng viêm của ung thư vú, bởi vì đầu vú bị viêm có 5% là do ung thư vú gây ra.

benh-Paget-ung-thu-dau-vu

Bệnh Paget (Ung thư đầu vú)

Bệnh Paget tuy hiếm gặp, nhưng nó có triệu chứng rất giống như bệnh chàm, bạn gái thường không chú ý, vì thế dễ bỏ sót, bỏ phí cơ hội điều trị thời kỳ đầu. Cho nên, khi bạn bị ngứa đầu vú; quầng vú, kèm có chất bài tiết hoặc kèm những khối u không đau, để đảm bảo an toàn, bạn nên đi khám ngoại khoa hoặc ngoại khoa lồng ngực để được chẩn đoán xác định.

Ứa dịch đầu vú thế nào là bệnh?

Rất nhiều nguyên nhân ứa dịch đầu vú, gồm có sinh lý và bệnh lý, trong đó có thể là một trong những triệu chứng của ung thư vú. Vì vậy, đối với ứa dịch đầu vú cần cảnh giác. Một số tình trạng ứa dịch đầu vú thường gặp nêu ra dưới đây:

Ứa dịch đầu vú thật và giả:

Ứa dịch đầu vú thật là chất dịch từ ống dẫn sữa tiết ra. Ứa dịch đầu vú giả thường gặp ở người núm vú lõm, do tế bào biểu bì núm vú tróc rụng tích tụ tại chỗ lõm, gây ra một ít dịch như bã đậu phụ tiết ra, thường có mùi hôi; một khi kéo chỗ lõm ra, đảm bảo sạch sẽ tại chỗ, “dịch ứa” sẽ biến mất.

Ứa dịch đầu vú một bên hay hai bên:

Ứa dịch đầu vú hai bên mang tính sinh lý, tỉ như ngưng bú trong một năm, phần đông phụ nữ vẫn sẽ có một ít sữa tiết ra. Thời kỳ cuối thai nghén, đôi vú một số thai phụ có thể nặn ra một ít sữa đầu màu nhạt. Một số ít phụ nữ sau cơn khoái cảm mạnh, do mạch máu bầu ngực sung huyết nhiều, bộ ngực căng to, núm vú nhô lên, cũng sẽ xuất hiện ứa dịch thời gian ngắn. Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, do rối loạn nội tiết tố cũng sẽ làm cho một số chị em bài tiết ra một ít sữa. Tất cả tình huống trên đều thuộc sinh lý, không phải bệnh lý. Tuy nhiên, ứa dịch đầu vú hai bên cũng có thể là bệnh lý, tỉ như “hội chứng ứa dịch - bế kinh”, do khối u thùy não dưới gây ra, ngoài việc ứa dịch kèm có triệu chứng hết kinh; đau đầu; nhìn mờ; prolactin trong máu tăng cao…, bệnh này có thể chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vùng não (CT) để chẩn đoán xác định. Còn có một loại ứa dịch đầu vú hai bên gặp ở số ít người bệnh tăng sinh tuyến vú.

Phụ nữ nên tự kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện sớm và tầm soát ung thư vú

Phụ nữ nên tự kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện sớm và tấm soát ung thư vú

Ứa dịch từ 1 hoặc nhiều lỗ ở đầu vú:

Bộ ngực phụ nữ gồm 15 - 20 thùy tuyến sữa vùi trong các mô mỡ. Ống dẫn của các thùy này hợp nhất dần để quy tụ vào núm vú nổi lên mặt da có viền hồng bao quanh. Khi xảy ra ứa dịch cần quan sát chất dịch tiết ra từ một hoặc nhiều lỗ ở đầu vú. Ứa dịch từ một lỗ phần đông là khối u ống dẫn sữa. Ứa dịch nhiều lỗ có thể mang tính sinh lý; do thuốc; bệnh lành tính toàn thân hoặc chứng tăng sinh tuyến vú.

Dịch tự ứa ra hay bị đè ép:

Dịch tự ứa ra phần đông là bệnh lý, người bệnh ung thư vú có khoảng 13% có tiền sử dịch tự ứa ra. Ứa dịch lành tính hoặc ứa dịch sinh lý thường gặp do đè nặn mới ứa ra.

Tính chất của dịch ứa:

Bệnh vòng 1 khác nhau, thì tính chất ứa dịch đầu vú cũng khác nhau. Chẳng hạn:

Ứa dịch như sữa: phần nhiều mang tính sinh lý, như sau khi bỏ bú hoặc sau khi sảy thai, không phải là triệu chứng ung thư vú.

Ứa dịch lẫn mủ: phần nhiều do giãn ống dẫn; viêm tuyến vú.

Ứa dịch màu vàng nhạt: loại dịch ứa thường gặp nhất, hầu như gặp ở các loại bệnh của vòng 1, gặp nhiều nhất là tăng sinh tuyến vú. Cũng có một số là khối u ống dẫn sữa hoặc ung thư vú. Do vậy, tình huống này cần đề cao cảnh giác.

Ứa dịch lẫn máu: màu sắc khác nhau gồm màu đỏ tươi; màu cà phê; màu vàng nhạt; màu nâu... Loại dịch ứa này là tín hiệu nguy hiểm, cần cảnh giác nhiều, trong đó có 50 - 70% là khối u ống dẫn sữa, 15% là ung thư vú. Nếu ứa dịch lẫn máu xảy ra sau khi hết kinh, thì 75% là ung thư vú.

Ứa dịch nước trong: không màu trong suốt, đôi khi dính sệt, sau khi ứa ra không để lại vết. Dịch ứa này có thể là tín hiệu ung thư vú, nên theo dõi kiểm tra tiếp.

Khối u tuyến vú có đáng lo?

Phần vú ung thư được cắt bỏ

Phần vú ung thư được cắt bỏ

“Vòng 1” hơi căng có phải bị khối u?

Một số bạn gái chưa lập gia đình cảm thấy vòng 1 có chút căng đau, khi sờ thấy nhô ra, thì cho rằng mình mọc khối u, suốt ngày nghĩ ngợi không yên.

Thật ra, thiếu nữ độ tuổi 15 - 25, tuyến thể vòng 1 tăng sinh rầm rộ, tuyến thể dần dần dày lên, vòng 1 đầy đặn, mà tổ chức mỡ giảm đi tương ứng. Vì vậy, tuyến thể dày mỏng không đồng đều, rờ có cảm giác cục tròn, thường căng đau hoặc ấn đau, nhất là trước khi tới kỳ kinh càng thấy rõ nhất, hiện tượng này gọi là “vòng 1 tuổi dậy thì”, không thể xem là bệnh tăng sinh tuyến vú. Đây là hiện tượng sinh lý, không phải là bệnh, qua một thời gian sau tự nhiên chuyển biến tốt, bạn gái không nên bận tâm.

Một số phụ nữ trung niên đã có gia đình, chưa từng sinh con hoặc chưa từng cho con bú, hoặc tuổi cao chưa lập gia đình, tuyến thể trong vòng 1 thoái hóa không tốt, quá trình sinh lý tuyến thể được thay bằng mô mỡ diễn tiến hơi chậm hoặc nhanh chậm không đều, do vậy tuyến thể cũng dày mỏng không đồng đều, mềm mềm cứng cứng, rờ có cảm giác u. Loại tuyến thể thoái hóa không tốt này thuộc “phì đại” mang tính sinh lý, gọi là “vòng 1 tuyến thể”, cũng không nên “chụp mũ” nó là bệnh tăng sinh tuyến vú.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nam giới cũng có thể bị ung thư vú

LY.DS. BÀNG CẨM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm