Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Ai dễ mắc?

Nam hay nữ dễ có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục? Tại sao lại cần thực hành tình dục an toàn? … Đây là một trong nhiều câu hỏi ở tuổi mới lớn mà các em thắc mắc.

Cùng sự phát triển của mạng xã hội và internet, việc trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên tiếp cận những clip, những câu chuyện "người lớn" đang ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị Da liễu của các tỉnh, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù có khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục song không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ.

Đáng chú ý trong số các bệnh nhân đến khám vì bệnh lây truyền qua đường tình dục có nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu trước đây, số ca bệnh này chỉ "đếm trên đầu ngón tay" thì vài năm trở lại đây, bệnh xã hội ngày càng trẻ hóa.

1. Nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục là cao nhất ở tuổi trẻ

Nhiều thanh thiếu niên hoặc vị thành niên cho rằng quan hệ tình dục không an toàn mới có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục?... Điều này chưa hẳn đúng vì thực tế bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục – những người đang, đã từng quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng, xâm phạm.

Tuy nhiên, thanh thiếu niên hoặc vị thành niên là đối tượng có tỉ lệ mắc nhiễm trùng lây qua đường tình dục cao nhất: Chlamydialậuherpes, HPV, tất cả đều có tỷ lệ mắc cao hơn ở độ tuổi này.

Nhiều thanh thiếu niên hoặc vị thành niên không biết mình bị nhiễm trùng do vậy sẽ không tìm hiểu hoặc không đi khám. Tuy nhiên, một số loại nhiễm trùng không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhận thấy.

Ở độ tuổi trẻ, nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục là cao nhất. Khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện, xu hướng thay đổi bạn tình, không quan tâm đến sức khỏe tình dục và không thực hiện các biện pháp an toàn tình dục đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị bao gồm bệnh lý viêm vùng chậu, ung thư đường sinh dục, biến chứng khi mang thai hoặc khi đẻ.

Nhiễm trùng qua đường sinh dục có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Ngay cả khi bạn mới chỉ quan hệ một lần, dù là qua đường miệng hay âm đạo, dù bạn mới 15 hay 50 tuổi và bất kể giới tính của bạn là gì. Virus và vi khuẩn có thể tồn tại ở mọi đối tượng, bất kể bạn là ai, đã từng quan hệ tình dục hay chưa, chúng hoàn toàn không chọn lọc mà chỉ tìm một môi trường để sinh sôi phát triển.

Sử dụng bao cao su là một trong các biện pháp thực hiện tình dục an toàn.

Đánh giá mức độ nguy cơ mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Nguy cơ rất cao

        -Quan hệ qua hậu môn không dùng biện pháp bảo vệ

        -Giao hợp âm đạo không có biện pháp bảo vệ

        -Tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc máu

Nguy cơ cao

         - Dùng miệng kích thích dương vật không dùng biện pháp bảo vệ

         - Dùng miệng kích thích hậu môn không dùng biện pháp bảo vệ

Nguy cơ trung bình

          -Dùng chung đồ chơi tình dục không có bao cao su hoặc rào chắn (với loại không thể đun sôi tiệt trùng)

           -Kích thích âm đạo / âm vật bằng miệng không dùng biện pháp bảo vệ

           -Quan hệ bằng tay không dùng biện pháp bảo vệ

            -Hôn (với miệng mở)

Nguy cơ thấp

           -Quan hệ bằng miệng, qua hậu môn hoặc âm đạo được bảo vệ

           -Quan hệ bằng tay không dùng biện pháp được bảo vệ đã rửa tay trước và sau

           -Quan hệ bằng tay được bảo vệ bằng găng latex (hoặc chất thay thế)

           -Hôn (mở hoặc không mở miệng, miễn là không có sang thương hoặc loét)

           -Tiếp xúc với các bộ phận khác bằng miệng (không phải là miệng hoặc bộ phận sinh dục).

           -Quan hệ tình dục "khô".

Không có nguy cơ

           -Hôn (với miệng đóng, không có sang thương hoặc loét)

           -Massage hoặc vuốt ve (không phải bộ phận sinh dục và không dùng chất lỏng)

            -Ôm

            -Thủ đâm

           -Quan hệ qua điện thoại hoặc đóng vai

Nấm chlamydia lây nhiễm qua tình dục không an toàn.

2. Tại sao lại cần thực hành tình dục an toàn?

Nếu bạn không thực hành tình dục an toàn, bạn có nguy cơ cao mắc các loại nhiễm trùng và bệnh lý sau:

- Giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn không bảo vệ hoặc giao hợp âm đạo hoặc hậu môn với bao cao su, có nguy cơ nhiễm:

  • Chlamydia

  • Lậu

  • Viêm gan

  • Herpes simplex

  • HIV

  • Virus ú nhú ở người (HPV) và mụn cóc sinh dục

  • Tăng bạch cầu đơn nhân

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)

  • Rận mu

  • Giang mai

  • Trùng roi

- Quan hệ tình dục bằng miệng không bảo vệ có nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm:

  • Lậu

  • Viêm gan

  • Herpes simplex

  • HIV

  • Nhiễm nấm / Candida

  • Giang mai

- Quan hệ bằng tay không bảo vệ có nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Herpes simplex

  • Virus u nhú ở người (HPV, mụn cóc)

  • Rận mu

Tình dục an toàn là sự kết hợp của sử dụng các biện pháp bảo vệ; Khám sàng lọc, tầm soát và lựa chọn lối sống lành mạnh.

(Ảnh minh họa)

3. Để phòng nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục

3.1 Thực hiện an toàn tình dục

- Thực hiện an toàn tình dục không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhưng sẽ làm cho tình dục trở nên AN TOÀN HƠN. Những hành vi thực hiện an toàn tình dục chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn.

 - Bao cao su khi sử dụng không đúng cách có thể bị rách hoặc tuột. Đặc biệt, ngay cả khi mang bao cao su đúng cách, bạn vẫn có nguy cơ mắc các nhiễm trùng đường tình dục như HPV, herpes hoặc rận mu.

- Vì bao cao su chỉ bao phủ phần dương vật, mà kích thước của virus rất nhỏ. Chúng ta cần chấp nhận rằng các nhiễm trùng lây qua đường tình dục luôn có thể xảy ra, việc này giống như cài dây an toàn: mặc dù đã cài dây nhưng chúng ta vẫn có thể bị thương, nhưng khả năng bị thương thấp hơn so với việc không thắt dây.

3.2. Tình dục an toàn là sự kết hợp của ba thành phần

1. Hạn chế nguy cơ lây nhiễm nhờ sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su, màng chắn miệng, găng latex) và thực hiện các biện pháp an toàn khác.

2. Khám sàng lọc, tầm soát các nhiễm trùng lây qua đường tình dục và khám sức khỏe sinh sản thường niên hoặc sớm hơn nếu có nhiều bạn tình.

3. Lựa chọn lối sống lành mạnh: Hạn chế số bạn tình, hạn chế hoặc tránh cách hành vi tình dục nguy cơ cao, hạn chế hoặc tránh cách hành vi nguy cơ lây nhiễm khác (dùng chung bơm tiêm tĩnh mạch).

Việc thực hành đúng là đủ ba thành phần và là điều kiện cơ bản để giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sử dụng biện pháp bảo vệ với một số kiểu quan hệ tình dục và khám xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục thường xuyên.

Tóm lại: Nam hay nữ đều có nguy cơ nhiễm trùng lây qua đường tình dục nhưng phần lớn các nhiễm trùng lây qua đường tình dục đều có thể phòng ngừa dễ dàng – cho cả bạn và bạn tình – nhờ áp dụng các biện pháp tình dục an toàn và thường xuyên chăm sóc sức khỏe tình dục. Và việc điều trị cũng rất dễ dàng nếu bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có thể lúc đầu bạn và bạn tình chưa biết cách phòng tránh và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nhưng hãy thay đổi suy nghĩ, mặc dù việc thay đổi thói quen khá là khó khăn. Một số người cho rằng không cần thiết phải dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và như vậy là xúc phạm họ, nhưng bạn hoàn toàn có thể yêu cầu điều này để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tìm hiểu các bệnh lây qua đường tình dục ở nữ giới.

ThS. BS. Phan Chí Thành - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm