Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây đau thận sau khi uống rượu

Thận là cơ quan cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thận có chức năng lọc và loại bỏ chất thải trong cơ thể thông qua nước tiểu. Thận cũng duy trì sự cân bằng giữa nước và chất điện giải. Vì những lý do này, khi thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để thải lượng cồn dư thừa ra khỏi cơ thể, bạn có thể bị đau. Điều này gây cản trở hoạt động của thận và các cơ quan khác. Bạn có thể có các triệu chứng như đau thận, mạn sườn và lưng.

Các triệu chứng thường gặp

Các khu vực xung quanh thận của bạn có thể cảm thấy đau nhức sau khi bạn uống rượu. Đây là khu vực ở phía sau bụng, dưới lồng ngực và ở cả hai bên cột sống. Cơn đau này có thể đột ngột, rõ ràng hoặc đau âm ỉ. Đau có thể nhẹ hoặc nặng và đau ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.

Đau thận có thể được cảm thấy ở lưng trên, lưng dưới hoặc giữa mông và xương sườn dưới. Bạn có thể cảm thấy cơn đau ngay lập tức sau khi uống rượu hoặc sau khi uống. Đôi khi nó nặng hơn vào ban đêm.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu đau
  • Đi tiểu ra máu
  • Ăn mất ngon
  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Nguyên nhân đau thận sau khi uống rượu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thận. Điều quan trọng là phải hiểu lý do khiến bạn bị đau, đó là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân gây đau thận sau khi uống rượu. 

Bệnh gan

Bệnh gan khiến bạn dễ bị đau hoặc khó chịu sau khi uống rượu. Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu gan của bạn bị suy giảm do nghiện rượu. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận và khiến chúng lọc máu kém hiệu quả hơn.

Để điều trị bệnh gan, bạn nên ngừng uống rượu, giảm cân và tuân theo một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Một số trường hợp có thể phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Ghép gan có thể cần thiết trong trường hợp suy gan.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể hình thành do mất nước khi uống rượu. Nếu bạn uống rượu khi đã bị sỏi thận có thể khiến chúng di chuyển nhanh hơn. Điều này góp phần làm tăng cơn đau thận.

Bạn có thể điều trị sỏi thận nhỏ bằng cách tăng lượng nước uống, uống thuốc hoặc sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) bắt đầu từ niệu đạo hoặc bàng quang và di chuyển đến một hoặc cả hai thận. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thận có thể trở nên nặng hơn sau khi uống rượu.

Uống nhiều nước và đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể sử dụng nhiệt hoặc thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu. Bạn thường sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng thận nặng hoặc tái phát có thể phải nhập viện hoặc phẫu thuật.

Mất nước

Rượu có đặc tính lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều này dẫn đến mất nước, đặc biệt là khi bạn uống quá nhiều rượu.

Rượu ảnh hưởng đến khả năng giữ cân bằng nước và chất điện giải trong thận. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng của thận và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Mất nước mãn tính khiến bạn có nhiều nguy cơ bị hơn.

Điều trị mất nước bằng cách bù thêm nước và chất điện giải bị mất. Bạn có thể uống đồ uống thể thao có chất điện giải và dung dịch carbohydrate. Tránh đồ uống có đường. Trong một số trường hợp, mất nước sẽ cần đến bác sĩ.

Tắc nghẽn khúc nối bể thận -niệu quản (UPJ)

Nếu bạn bị tắc nghẽn khúc nối bể thận - niệu quản, bạn có thể bị đau thận sau khi uống rượu. Tình trạng này cản trở hoạt động bình thường của thận và bàng quang. Đôi khi cảm thấy đau ở một bên, lưng dưới hoặc bụng và di chuyển đến háng. Uống rượu có thể làm tăng thêm bất kỳ cơn đau nào. Tình trạng này sẽ tự tốt hơn. Tắc nghẽn khúc nối bể thận - niệu quản có thể được điều trị bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Một số trường hợp có thể phải phẫu thuật.

Thận ứ nước

Thận ứ nước là kết quả của một hoặc hai quả thận bị sưng lên do tích tụ nước tiểu. Tắc nghẽn ngăn cản nước tiểu thoát từ thận đến bàng quang. Điều này có thể làm cho bể thận bị sưng hoặc to ra. Bạn có thể bị đau hạ sườn hoặc khó khăn khi đi tiểu. Bị sỏi thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước. Tốt nhất là điều trị thận ứ nước càng nhanh càng tốt. Đi khám bác sĩ để điều trị sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận nếu chúng là nguyên nhân. Điều này có thể cần đến thuốc kháng sinh.

Viêm dạ dày

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng tấy. Mặc dù điều này không liên quan trực tiếp đến thận, nhưng bạn có thể cảm thấy đau ở bụng trên và liên quan đến đau thận. Điều trị viêm dạ dày bằng cách tránh uống rượu, thuốc giảm đau và thuốc kích thích. Bạn có thể dùng thuốc kháng axit để giảm các triệu chứng và cơn đau. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc đối kháng H2 để giảm sản xuất axit dạ dày.

Rượu và bệnh thận

Uống nhiều rượu có thể gây ra một số hậu quả lâu dài về sức khỏe bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và huyết áp cao. Những tình trạng này thường dẫn đến bệnh thận. Uống rượu quá mức được coi là uống nhiều hơn bốn ly mỗi ngày. Điều này làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính hoặc tổn thương thận lâu dài. Nguy cơ tăng lên nếu bạn là người hút thuốc.

Thận làm việc quá sức do uống quá nhiều rượu sẽ không hoạt động bình thường. Điều này làm cho khả năng lọc máu và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể của thận bị giảm. Các hormone kiểm soát chức năng thận cũng có thể bị ảnh hưởng xấu. Uống nhiều rượu bia cũng có thể gây ra bệnh gan, khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Khi bạn bị bệnh gan, cơ thể của bạn không cân bằng lưu lượng và lọc máu tốt như bình thường. Điều này có hại đến sức khỏe tổng thể và có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.

Mẹo phòng tránh

Nếu bạn bị đau thận sau khi uống rượu, điều cần thiết là bạn phải chú ý đến cơ thể của mình. Bạn có thể tạm dừng uống rượu trong một khoảng thời gian hoặc giảm lượng rượu tiêu thụ.

  • Bạn có thể đổi rượu mạnh qua bia hoặc rượu nhẹ, vì chúng có nồng độ cồn thấp hơn. Dù vậy, bạn nên tránh uống quá nhiều. Theo dõi đồ uống của bạn bằng ứng dụng hoặc nhật ký để bạn có thể theo dõi sự tiến bộ của mình.
  • Uống nhiều nước để giữ đủ nước. Hãy thử đổi đồ uống có cồn sang nước trái cây và trà. Nước dừa, nước giấm táo và sô cô la nóng là những lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể pha mocktail trong một chiếc ly sang trọng nếu bạn muốn uống một thứ gì đó đặc biệt, trong các tình huống cần thiết.
  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo với nhiều trái cây tươi và rau quả. Hạn chế tiêu thụ đường, muối và caffeine.
  • Tập thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động truyền cảm hứng để bạn uống ít hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn cảm thấy mình phụ thuộc vào rượu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc thận hoặc giới thiệu các chương trình cai rượu để giúp bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sỏi thận - triệu chứng và dự phòng

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm