Sỏi thận xuất hiện khi các chất như canxi oxalate, axit uric và cystine bắt đầu hình thành với lượng lớn trong nước tiểu và không thể hòa tan được. Sỏi thận cũng có thể phát triển trong niệu đạo, bàng quang và niệu quản của cơ thể con người.
Có nhiều loại sỏi thận khác nhau, như loại nguồn gốc từ canxi oxalate, axit uric, canxi phốt phát, struvite và cystine. Đáng lo ngại hơn là một số thực phẩm nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Canxi oxalate là chất được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Thận đưa chất thải từ cơ thể thành nước tiểu, nếu có chất thải dư thừa và ít nước tiểu, tinh thể oxalate bắt đầu hình thành. Oxalate dư thừa có thể liên kết với canxi, tạo thành tinh thể trong nước tiểu, do đó dẫn đến sự phát triển của sỏi thận oxalate canxi. Sau đây là một số thực phẩm nên sử dụng hợp lý để tránh bị sỏi thận.
Rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi chứa lượng vừa phải oxalate hòa tan và không hòa tan. Theo một nghiên cứu, 100g rau cải bó xôi đông lạnh được tìm thấy ở New Zealand chứa khoảng 90mg canxi và 76,7% lượng canxi này không được tìm thấy vì nó liên kết với oxalate không hòa tan. Khi nướng rau cải bó xôi đông lạnh, oxalate hòa tan không thể lọc ra được. Tuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm giàu canxi với cải bó xôi có thể làm giảm đáng kể sự hấp thụ oxalate hòa tan. Mọi người nên tiêu thụ ở mức ¼ chén nấu chín hoặc ½ chén rau sống và tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác.
Củ cải đường
Củ cải đường, củ cải xanh và bột củ cải đường có hàm lượng oxalate cao, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, những người có xu hướng phát triển sỏi thận hoặc sỏi mật nên giảm thiểu tiêu thụ củ cải đường. Lượng phù hợp để sử dụng là ½ chén củ cải đường nấu chín, tránh dùng nước ép và các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác.
Cải cầu vồng
Cải cầu vồng cũng là một nguồn oxalate, lá non thường chứa hàm lượng oxalate thấp hơn lá trưởng thành. Hàm lượng oxalate của loại rau này có thể được giảm bằng cách ngâm, đun sôi và xào. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ ½ chén rau sống hoặc ¼ chén nếu đã nấu chín.
Đại hoàng
Đại hoàng là một loại rau khác có chứa lượng oxalate cao. Đun sôi, hấp đại hoàng trong nước hoặc nấu trong sữa có thể làm giảm hàm lượng oxalate hòa tan. Mức tiêu thụ phù hợp là ½ chén đại hoàng nấu chín và tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalate cao khác.
Cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau lá xanh giàu oxalate, nếu tiêu thụ quá mức có thể gây sỏi thận. Vì vậy, những người dễ bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ nó với số lượng lớn. Lượng sử dụng phù hợp cải xoăn cũng giống như đại hoàng.
Khoai lang
Khoai lang chứa một lượng oxalate tương đối, do đó những người có vấn đề về thận nên ngừng ăn khoai lang hoặc nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Đậu phộng
Đậu phộng là loại thực phẩm phổ biến được thưởng thức như một món ăn nhẹ. 100g đậu phộng rang cung cấp khoảng 187mg oxalate và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu phộng có thể gây ra bệnh thận oxalate. Bệnh thận oxalate bắt đầu khi tinh thể oxalate được hình thành trong thận dẫn đến viêm và tổn thương tế bào biểu mô thận.
Trái khế
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều trái khế dẫn đến sự phát triển của bệnh thận oxalate ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường và bất thường.
Bột ca cao
Theo một nghiên cứu, bột ca cao thu được từ hạt ca cao trồng hữu cơ chứa ít oxalat hơn bột ca cao từ hạt ca cao trồng thông thường. Ca cao và các sản phẩm chế biến ca cao có xu hướng có hàm lượng oxalate cao, do đó những người bị sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ.
Hạnh nhân
Những người bị các vấn đề về thận nên tránh tiêu thụ hạnh nhân vượt mức vì các loại hạt này cũng có nhiều oxalate hòa tan và không hòa tan. Lượng hạnh nhân phù hợp để tiêu thụ là 2 muỗng ở cả dạng thô và rang.
Hạt điều
Hạt điều cũng được biết là có lượng oxalate khá dồi dào. Tiêu thụ hạt điều quá mức (nhiều hơn 2 muỗng ở cả dạng thô và rang) sẽ làm tăng hàm lượng oxalate trong cơ thể.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi rất giàu oxalate, đồng thời chứa vitamin C, có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi thận. Tiêu thụ ½ chén quả mâm xôi tươi là định lượng phù hợp và tốt cho sức khỏe.
Đậu đen
Đậu đen có hàm lượng oxalate cao. Luộc đậu đen có thể làm giảm mức độ oxalate vì oxalate được lọc vào nước trong khi đun sôi. Tiêu thụ đậu đen với định lượng tương tự như quả mâm xôi để tốt nhất cho cơ thể.
Tham khảo thêm thông tại tại: 10 biện pháp tự nhiên giúp đánh tan sỏi thận, sỏi tiết niệu
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.