Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngưu tất - Thông kinh, cường gân cốt

Theo Đông y, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng phá huyết hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị cổ họng sưng đau,

Ngưu tất là rễ khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidetata Blume.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Ở Việt Nam, cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) được gọi là ngưu tất nam (Herba Achyranthis asperae) có cùng công dụng như ngưu tất. Ngưu tất chứa saponin, ecdysteron, inokosteron, polysaccharid...

Theo Đông y, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng phá huyết hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái buốt, đái dắt, đái có sỏi, bế kinh kết hòn cục, chấn thương ứ máu, đầu gối nhức mỏi. Dạng chế biến (tẩm rượu hay muối sao) có tác dụng bổ can ích thận, cường gân tráng cốt; chữa can thận hư, ù tai, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt. Liều dùng: 6 -12g. Sau đây là một số cách dùng ngưu tất trị bệnh.

Cây ngưu tất và vị thuốc ngưu tất (rễ khô).

Hành ứ thông kinh:

 

Bài 1: ngưu tất 20g, sắc lấy nước, thêm chút rượu pha uống. Trị kinh nguyệt không thông.

Bài 2:  hồng hoa 6g, xuyên khung 6g, ngưu tất 16g, đương quy 12g, nhục quế 4g, xa tiền tử 12g. Nhục quế nghiền thành bột, để riêng. Các vị khác sắc nước, uống với bột nhục quế. Trị đẻ khó, thai chết lưu.

Bài 3: ngưu tất 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, đào nhân 12g, diên hồ sách 12g, đơn bì 12g, quế tâm 6g, mộc hương 6g. Các vị nghiền thành bột, mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 - 3 lần, dùng rượu loãng đun nóng để uống. Trị đau bụng không ra kinh.

Cường gân cốt: trị can thận hư, lưng, gối đau tê.

Bài 1 -  Hoàn tam diệu: thương truật 12g, hoàng bá 8g, ngưu tất 12g. Các vị nghiền thành bột, làm hoàn hồ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối gừng. Trị đau chi dưới có tê do thấp nhiệt.

Bài 2 - Rượu ngưu tất đậu đen: ngưu tất 100g, sinh địa 100g, đậu đen 100g, rượu 35 độ 2.000ml. Đậu đen rang chín, giã dập, cho vào túi vải cùng sinh địa, ngưu tất, cho bình rượu, đậy và trát kín miệng bình, cho lên bếp, đun sôi nhỏ lửa 15 - 20 phút. Để yên 3 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml. Dùng cho người can thận bất túc, đau lưng mỏi gối, chân mềm bất lực, các khớp chân tay co quắp, phong thấp tê đau.

Lợi niệu thông tiểu:

Bài 1: ngưu tất 12g, đương quy 8g, cù mạch 12g, thông thảo 12g, hoạt thạch 12g, đông quỳ tử 12g. Sắc uống. Trị tiểu dắt, buốt.

Bài 2: ngưu tất 12g, thục địa 12g, xa tiền tử 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g. Sắc uống. Trị bí tiểu tiện ở người cao tuổi.

Tả hỏa, giải độc:

Rễ ngưu tất tươi 7 phần, cam thảo 3 phần. Sắc nước, uống thay nước chè. Dùng phòng trị bệnh bạch hầu, lên sởi có viêm họng.

Kiêng kỵ: Nam giới di hoạt tinh, tỳ hư tiết tả; phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm