Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời

Theo các chuyên gia thì một người đã từng bị mắc sốt xuất huyết (SXH) vẫn có nguy cơ mắc SXH lần thứ hai, thứ ba.. khi có đến 04 tuýp SXH đang lưu hành song song ở nước ta và lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.

Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay có rất nhiều người nghĩ rằng mắc sốt xuất huyết (SXH) một lần thì không thể mắc SXH lần hai, lần ba… Thế nhưng, các nhà khoa học đã chứng minh suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm khi trong đời một người có nguy cơ mắc SXH tới 4 lần với 4 tuýp gây ra và lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4 và có thể tao thành dịch trong thời gian ngắn. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp vi rút khác nhau.

“Còn khi đã mắc một tuýp như D1 thì sẽ có miễn dịch với nó suốt đời. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn bị tái nhiễm bệnh SXH thì những lần mắc bệnh sau thường nặng hơn những lần trước đố”, PGS Phu nói.

Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân hàng đầu tạo ra dịch SXH ở nước ta

Cũng theo PGS Phu thì ngoài những suy nghĩ sai lầm về việc không thể mắc SXH lần hai, lần ba thì hiện nay có rất nhiều người đang lầm tưởng muỗi trong chuồng trâu, bò… đốt gây ra bệnh SXH. Trên thực tế, đó là loại muỗi gây lây truyền bệnh khác, còn loại muỗi gây ra bệnh SXH lại rất thích sống gần người. Chúng thường chọn chỗ trú ẩn ngay bên cạnh con người. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh SXH là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người khác qua vết đốt. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa ..., không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.

Đoàn kiểm tra –Cục Y tế dự phòng phát hiện lượng lớn bọ gậy trong một thùng phi chứa nước trước cửa nhà dân ở TP Hà Nội.

Theo Báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước có hơn 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 người chết. So cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 24,8%, số người chết tăng 3 người. Song số mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (64,4%) và miền Trung (19,9%) so với tổng số trường hợp mắc bệnh của cả nước, do đây là khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm qua.

Khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội (số mắc tuyệt đối Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, số mắc trên 100.000 dân đứng thứ 19).

Trước ý kiến cho rằng phun hóa chất diệt muỗi chưa triệt để, PGS Phu cho biết các hóa chất diệt muỗi lưu hành trên thị trường đều đã được Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên việc phun thuốc cần có sự hợp tác, đồng thuận của người dân.

“Ví như một ngôi nhà 4 tầng, khi phun thuốc phải phun tất cả các tầng. Chứ chỉ cho dự phòng phun thuốc ở tầng 1, không phun ở tầng cao không có tác dụng bởi muỗi bay và di chuyển. Phun thuốc cũng cần thực hiện tại tất cả các nhà trong cùng một khu vực. Nhưng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp ngăn muỗi đẻ trứng, bọ gậy mới ngăn được SXH”, PGS Phu nói.

PGS Phu dẫn đầu đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn quận Hoàng Mai

Ngoài việc phun hóa chất diệt muỗi, PGS Phu khuyến cáo các gia đình cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá ...

“Nhà có bình trữ nước trên tầng cao, cũng hãy kiểm tra bởi khi bị lật nắp, đây sẽ là ổ loăng quăng, bọ gậy do là nơi ưa thích đẻ trứng của muỗi”, PGS Phu khuyến cáo.

Đến nay, nhờ triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng tới tất cả các xã, phường, phun hóa chất chủ động, đã xử lý được trên 96% ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện.

Thanh Thu - Theo Sức khỏe và Môi trường
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm