Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn cho phụ nữ hiếm muộn

Phụ nữ ở lứa tuổi sinh nở, đã lấy chồng trên 2 năm, sinh hoạt tình dục bình thường mà không có thai thì được gọi là hiếm muộn hay vô sinh.

Đã từng sinh con hay sẩy thai rồi sau 2 năm trở lên không có thai lại được gọi là hiếm muộn hay vô sinh thứ phát. Đây là tình trạng bệnh lý khá thường gặp và đang có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của không ít gia đình.

Trong y học cổ truyền, hiếm muộn ở phụ nữ thuộc phạm vi các chứng như “bất dựng”, “toàn vô tử”, “đoạn tự”... và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc để hỗ trợ điều trị.

Vị thuốc nhục thung dung hỗ trợ trị liệu hiếm muộn.

Bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong số những phương thuốc sau:

Bài 1: Thịt dê 100g, nhục thung dung 15g, hành củ 3 củ, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Thịt dê rửa sạch, băm nhỏ; nhục thung dung, hành củ và gừng thái vụn, tất cả đem ninh với gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày, 10-15 ngày là một liệu trình. Dùng cho trường hợp hiếm muộn do thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như gầy yếu, nhợt nhạt, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, nhu cầu tình dục thấp, kinh nguyệt chậm, lượng ít, sắc nhạt hoặc kinh nguyệt ít có hay bế kinh, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng loãng.

Bài 2: Thịt dê 150-200g rửa sạch thái lát mỏng; tôm nõn 30g rửa sạch; tỏi, hành và gia vị vừa đủ. Cho tôm nõn vào nồi nấu chín với một lượng nước thích hợp, sau đó bỏ thịt dê vào đun sôi vài dạo là được, chế đủ gia vị, dung làm canh ăn nóng. Công dụng: ôn thận noãn cung, ích xung chủng tử, thích hợp với phụ nữ hiếm muộn thể thận dương hư.

Bài 3: Gạo tẻ 100g vo sạch nấu thành cháo loãng, khi được lấy cao ban long 20g, thái vụn bỏ vào cùng với gừng tươi thái chỉ 6g và gia vị vừa đủ, đun sôi vài dạo là được, chia 2 lần trong ngày ăn nóng, 15-20 ngày là một liệu trình. Dùng cho các trường hợp hiếm muộn thuộc thể thận dương hư với các chứng trạng như với bài 1.

Bài 4: Hải sâm 30g, thận lợn 60g rửa sạch, thái mỏng, hồ đào nhục 15g, ba thứ đem nấu chín, chế đủ gia vị ăn liên tục trong vài tuần. Công dụng: ôn thận dương, bổ thận âm, dùng cho trường hợp hiếm muộn do thận hư nói chung có kèm theo đau eo lưng, tai ù, suy giảm trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt...

Bài 5: Gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo, rang chín, nghiền thành bột mịn; hoài sơn 60g sao vàng, tán bột, hai thứ trộn đều với nhau, đựng trong lọ kín, dùng dần. Mỗi ngày lấy chừng 50g bột, thêm đường vừa đủ và một chút hạt tiêu bột, hòa với nước ấm, uống vào sáng sớm khi bụng đói. Công dụng: ôn thận kiện tỳ, dùng cho trường hợp hiếm muộn do tỳ thận hư suy biểu hiện bằng các chứng trạng như đầy bụng, chán ăn, đau lưng mỏi gối, lượng kinh nguyệt ít, sắc nhạt, đại tiện lỏng nát...

Bài 6: Núm bí ngô lượng vừa đủ, sấy khô, nghiền thành bột mịn, đựng trong lọ kín, dùng dần. Mỗi lần lấy 10g chiêu với một chút rượu vàng, mỗi ngày 3 lần, uống liền 5-6 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Dùng chung cho các thể phụ nữa hiếm muộn.

Bài 7: Đậu đen 60g đãi sạch, thịt chó 500g rửa sạch, thái quân cờ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng, mỗi tuần 2-3 lần. Công dụng: ôn bổ tỳ thận, ích xung chủng tử, dùng cho các trường hợp phụ nữ hiếm muộn do thận hư, lãnh cung. Những người nhiệt thịnh không nên dùng.

Bài 8: Gai bồ kết 30g đem sắc kỹ trong 20 phút rồi lấy nước bỏ bã, cho 50g gạo tẻ vào nấu thành cháo, ăn trong ngày, dùng liên tục, kỳ kinh nguyệt thì ngừng. Công dụng: hành khí, sơ can, giải uất, dùng cho trường hợp hiếm muộn thể can uất khí trệ với các biểu hiện như tinh thần căng thẳng, dễ cáu giận, hay tức ngực sườn, kinh nguyệt không đều, trước kỳ kinh vú trướng tức, hành kinh đau bụng nhiều, lượng ít sắc tối, có máu cục, thường bị viêm nhiễm phần phụ…

Bài 9: Thục địa 60g, kỷ tử 60g, trầm hương 6g, các vị thái vụn đem ngâm với 1.000ml rượu gạo ngon, bịt kín miệng, đặt ở nơi tối, mỗi ngày lắc đều một lần, sau chừng 15 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một chén nhỏ, trong kỳ kinh và sau kỳ rụng trứng không nên dùng. Thích hợp cho phụ nữa hiếm muộn do can thận hư.

Nhìn chung, các món dược thiện nói trên đều đơn giản, dễ kiếm, dễ chế và dễ dùng, có tác dụng hỗ trợ trị liệu phụ nữ hiếm muộn ở một mức độ nhất định. Vấn đề quan trọng vẫn là phải tìm ra nguyên nhân để có biện pháp chữa trị đặc hiệu, kết hợp với ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, kiên trì tập luyện và động phòng đúng lúc.

Tham khảo thêm thông tin tại: Vô sinh hiếm muộn: Nỗi lo của các cặp vợ chồng trẻ

ThS. Hoàng Khánh Toàn - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm