Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo trị nứt gót chân đơn giản tại nhà

Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nứt gót chân còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Một số biện pháp đơn giản sau có thể thực hiện tại nhà, giúp bạn tạm biệt gót chân nứt nẻ, thô ráp.

 

Mẹo trị nứt gót chân đơn giản tại nhà

Gót chân là bộ phận cần được chăm sóc trong mùa Đông

Nguyên nhân gót chân nứt nẻ

Nứt gót chân thường gặp ở người có cơ địa da khô và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu.

Thiếu độ ẩm là nguyên nhân chính khiến "gót sen" không còn mịn màng

Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể dẫn đến tình trạng gót chân khô nẻ:

- Thói quen đứng lâu, áp lực lên gót chân thường xuyên, đi lại trên mặt phẳng gồ ghề

- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất

- Tắm nước nóng quá lâu, tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh

- Giày dép không vừa chân, không nâng đỡ được phần gót

- Các vấn đề da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh lý bàn chân ở người đái tháo đường...

Biện pháp cải thiện tình trạng nứt gót chân

Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Một số biện pháp sau giúp bạn giảm bớt tình trạng nứt nẻ gót chân ngay tại nhà:

Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ

Ngâm chân với nước ấm pha muối loãng giúp vệ sinh bàn chân nứt nẻ

Khi đã bị nứt gót chân, bạn cần lưu ý vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Chất tẩy rửa tạo bọt trong xà phòng có thể làm da gót chân trở nên khô và đau hơn nhiều lần. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi (đun sôi và pha loãng với nước lạnh) để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Người có các vết chai dày, chảy máu hoặc có bệnh lý đái tháo đường không nên tự ý tẩy tế bào chết cho chân tại nhà. Bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để bác sỹ thực hiện thủ thuật gọt chai chân an toàn.

Tẩy tế bào chết cho chân

Để ngăn ngừa các vết nứt xuất hiện, bạn cần tẩy tế bào chết cho gót chân thường xuyên. Sau khi vệ sinh chân sạch sẽ, bạn cần ngâm chân với nước muối loãng (hoặc nước giấm táo loãng) trong 15 phút để làm mềm da chân. Bạn có thể dùng đá kỳ, đá bọt nhẹ nhàng chà xát gót chân để làm bong các vảy sừng da.

Dưỡng ẩm cho gót chân

Sau khi làm sạch và vệ sinh gót chân, đây là thời điểm thích hợp để tiến hành chăm sóc gót chân bằng kem dưỡng ẩm, mỡ dưỡng ẩm chuyên dụng. Với những vết nứt nhỏ gây đau khi di chuyển, bạn có thể sử dụng băng cá nhân dạng lỏng (liquid bandage) để sơ cứu và lấp đầy khe nứt.

Dầu dừa và mặt nạ chuối giúp dưỡng ẩm cho gót chân nứt nẻ

Ngoài ra, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu olive, bơ shea (bơ hạt mỡ), chuối nghiền… xoa bóp và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Các thành phần dưỡng ẩm sẽ hình thành một lớp bảo vệ trên da chân, làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt.

Dùng kem trị nứt gót chân

Do vị trí gót chân, phải đi lại, ma sát với mặt đất, giày dép, vết nứt dễ bị nhiễm bụi bẩn, chuyển màu đen, thậm chí dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân có tác dụng chống viêm nhiễm và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về thuốc bôi phù hợp với tình trạng nứt gót chân của mình. Không tự ý bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa có chỉ định bác sỹ.

Sử dụng giày, tất hợp lý

Trong quá trình điều trị nứt gót chân, bạn cần bảo vệ bàn chân với giày dép, ủng lao động rộng rãi, êm ái và thuận tiện cho việc đi lại. Trong mùa Đông, bạn cần đi tất làm từ chất liệu tự nhiên, thoáng khí như cotton để giữ ấm đôi chân. Vào ban đêm, bạn có thể thoa một lớp Vaseline lên gót chân và đi tất để khóa lại độ ẩm trong khi ngủ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 lý do vì sao bàn chân bị bong da và nứt nẻ nhiều
Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm