Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lứa tuổi cần chữa dị tật sứt môi - hở hàm ếch

Sứt môi - hở hàm ếch là dị tật hàm mặt bẩm sinh thường gặp, biểu hiện bởi sự tách rời, không liên tục của môi và vòm miệng.

Theo thống kê, tỷ lệ trung bình cứ 600 - 800 trẻ châu Á mới sinh thì có 1 trẻ bị sứt môi - hở hàm ếch.

Yếu tố nguy cơ trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ

Các chuyên gia giải thích rằng, do quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn gây nên sứt môi hoặc hở hàm ếch. Còn nguyên nhân gây rối loạn quá trình này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ như người mẹ dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm, mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị triệt để... Ngoài ra, người mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn hoặc suy dinh dưỡng lúc mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.

Chỉnh ngữ âm cho trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

Chỉnh ngữ âm cho trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

Khi nào phát hiện được dị tật?

Sứt môi - hở hàm ếch có thể được phát hiện nhờ kỹ thuật siêu âm vào khoảng tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Sau khi sinh, trẻ được khám toàn diện để chẩn đoán cụ thể và chính xác hơn. Trẻ có thể chỉ bị khe hở môi hoặc trẻ có thể chỉ bị khe hở vòm miệng hoặc cả hai. Sứt môi - hở hàm ếch có thể chỉ ở một bên hoặc hai bên, bị khe hở một phần (không toàn bộ) hay khe hở toàn bộ.

Sứt môi - hở hàm ếch không chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Sứt môi - hở hàm ếch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ mà còn tác động nhiều đến chức năng của răng hàm mặt, đặc biệt là ở những trẻ hở hàm ếch. Hàm ếch được xem là thành ngăn cách hốc miệng và hốc mũi, giúp bảo đảm cho việc phát âm được chuẩn. Vì thế, hở hàm ếch sẽ gây rối loạn phát âm ở trẻ (nói ngọng) và rối loạn chức năng nuốt, khi đó, thức ăn hoặc sữa sẽ chạy ngược lên mũi dễ gây sặc. Do khó nuốt nên trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ. Về tâm lý, trẻ sẽ có cảm giác bị cô lập, mặc cảm, tủi thân; cha mẹ trẻ và người thân cũng chịu tác động không kém.

Ngoài ra, những trẻ này còn bị thiếu răng hay răng mọc lệch do khung răng bị dị dạng gây rối loạn về khuôn mặt. Trẻ cũng dễ bị sâu răng hơn trẻ bình thường do bị sặc thức ăn. Về hô hấp, do mũi và miệng không có thành chắn nên thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Khi nào cần phẫu thuật đóng kín khe hở môi?

Điều trị với một kế hoạch toàn diện và lâu dài, bắt đầu ngay trong những tháng đầu sau sinh, phối hợp nhiều quy trình, nhiều chuyên khoa (nhi, tai mũi họng, răng hàm mặt, phẫu thuật tạo hình, ngôn ngữ học, tâm lý trị liệu...). Vì vậy, cần có kế hoạch điều trị lâu dài, cụ thể đối với trẻ bệnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng và thẩm mỹ do khe hở gây ra.

Khi mới sinh, trẻ mắc dị tật cần được khám toàn diện để chẩn đoán sứt môi - hở hàm ếch và các dị tật khác kèm theo. Tùy theo loại và độ rộng của sứt môi - hở hàm ếch, trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ ở các mức độ khác nhau. Một số trẻ cần điều trị chỉnh hình trước phẫu thuật giúp quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn mà còn giúp việc cho trẻ ăn dễ dàng hơn.

Nếu trẻ phát triển chiều cao cân nặng, đủ sức khỏe đến khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi sẽ được phẫu thuật đóng khe hở môi. Mục tiêu của phẫu thuật là phục hồi, đóng kín khe hở môi, giúp trẻ có hình dáng cung môi, chiều cao môi và cánh mũi bình thường. Nhằm đảm bảo chức năng nuốt và phát âm, phòng ngừa các biến chứng về tai nên đến giai đoạn trẻ chuẩn bị học nói từ 1 - 1,5 tuổi sẽ được phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng và có thể đặt ống thông khí qua màng nhĩ nếu cần. Sau phẫu thuật, cha mẹ, người chăm trẻ phải biết được cách thức chăm sóc vết mổ nhằm đảm bảo vết thương nhanh lành, sẹo sau mổ đạt thẩm mỹ cao nhất. Trước khi phẫu thuật, cần cho trẻ làm quen ăn với thìa bởi sau khi mổ, trẻ không được bú bình hay bú mẹ nhằm tránh bục vết mổ hay chảy máu sau mổ. Đối với trẻ mắc dị tật này thường gặp các vấn đề rối loạn phát âm, các bệnh lý răng miệng nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tập phát âm, nhận biết khẩu hình, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và cho trẻ đi khám răng định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những nhận thức về bản thân, cha mẹ cần hỗ trợ, khuyến khích trẻ hòa đồng. Một số can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa môi, mũi có thể xem xét thực hiện trong giai đoạn này giúp trẻ không mặc cảm, tự tin đến trường, giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh.

Để giảm thiểu những tổn hại đến sức khỏe, tinh thần ở trẻ, quá trình điều trị nên bắt đầu sớm, ngay từ khi trẻ được chẩn đoán bị sứt môi - hở hàm ếch nghĩa là trong quá trình mang thai nếu mà phát hiện được thì cha mẹ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn đầy đủ về dị tật này.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ. Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ hoặc stress tinh thần. Mẹ không sinh con tuổi trên 40 vì xác suất dị tật thai nhi tỷ lệ thuận với tuổi mang thai. Khám và điều trị các bệnh cấp và mạn tính, nhất là bà mẹ mang thai phải phòng bệnh tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ - đây là thời gian kết nối các tổ chức răng hàm mặt. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ trước khi mang thai cần tiêm phòng các bệnh như cúm, Rubella... Ngoài ra, trong thời gian mang thai, bà mẹ cần bổ sung acid folic mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ dị tật vùng hàm mặt rất nhiều. Acid folic có nhiều trong rau xanh, cải, rau muống, có trong trái cây họ hàng nhà cam, quýt , đậu, gạo, các thực phẩm động vật như gan, thận.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
BS. Như Ngọc - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm