Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để tránh tàn tật sau tai biến?

Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não... gây tổn thương não... sẽ để lại "khuyết tật". Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu "khuyết tật" do tổn thương não. Do đó, người bệnh phải chịu "tàn phế" và sống trong cảnh "tàn tật" suốt cuộc đời còn lại. Phục hồi chức năng sớm là phương pháp hữu hiệu duy nhất để giúp người bệnh phục hồi và trả lại sức lao động cũng như đưa người bệnh tái hoà nhập cộng đồng.

Làm gì để tránh tàn tật sau tai biến?

Hiện nay, 80% bệnh nhân đột quỵ phải chịu những di chứng làm ảnh hưởng chức năng vận động, khiến họ không thể tự chăm sóc bản thân. Tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật do tai biến mạch não đang tăng lên. Do đó, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân sau tai biến và chấn thương não trở thành 1 nhu cầu cấp bách nhằm giảm tối đa các di chứng và sớm đưa bệnh nhân tai biến mạch máu não đạt được sự thích nghi khi quay trở lại với cuộc sống gia đình và xã hội.

Hậu quả, biến chứng của tai biến mạch máu não

Cơn đột quỵ có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và thời gian não bị thiếu lưu thông máu. Các biến chứng có thể bao gồm:

+ Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Nếu không được chữa trị và phục hồi ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hi vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt đó.

+ Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi phải nằm lâu một chỗ, bệnh nhân thường gặp biến chứng nguy hiểm như: lở loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Bệnh nhân cần phải phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ phải phụ thuộc gần hoàn toàn vào sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác.

Giúp bệnh nhân tập đi mỗi ngày sau tai biến để hồi phục nhanh

+ Rối loạn nhận thức: Tỷ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói…

+ Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Một cơn đột quỵ có thể gây ra kém kiểm soát các cơ di chuyển miệng và cổ họng, nuốt hoặc ăn khó khăn, rối loạn ngôn ngữ. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.

+ Tiểu tiện không tự chủ: Bệnh tai biến làm cho hệ thống thần kinh bị tổn thương, từ đó gây rối loạn cơ tròn (nơi điều khiển hoạt động đại/tiểu tiện). Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.

+ Rối loạn tâm lý: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm. Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng.

Phục hồi chức năng có vai trò gì cho bệnh nhân?

Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn tai biến mạch máu não.

Tập vận động khớp khuỷu với sự hỗ trợ của cán bộ y tế

Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này chủ yếu là giữ cho quần áo, ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo, thực hiện lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần, không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế, Cùng với tập lăn trở là các kỹ thuật vị thể, nghĩa là để bệnh nhân nằm ở các vị thế khác nhau theo mẫu phục hồi để phòng ngừa co cứng, kết hợp với các bài tập vận động thụ động nửa người bên liệt do kỷ thuật viên vật lý trị liệu tập.

- Bệnh nhân hôn mê: Tập thụ động tất cả các chi phòng ngừa teo cơ cứng khớp.

- Bệnh nhân tỉnh:

  • Tập lăn nghiêng phải trái tại giường.
  • Tập vận động khớp vai: với sự trợ giúp của tay lành

Tập vận động khớp khuỷu: gấp duỗi khuỷu với sự trợ giúp của tay lành.

-  Bài tập vận động với khớp cổ - bàn - ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn, ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.

-  Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.

-  Tập kỹ thuật bắt cầu: bệnh nhân nằm ngữa, hai gối gập, sau đó nâng mình lên khỏi mặt giường.

Tập vận động khớp gối và khớp háng: Tập gấp, duỗi gối và khớp háng ở chân liệt.

-  Tập vận động khớp cổ chân: Gấp khớp cổ chân bênh liệt về phía mu.

Ở giai đoạn sau khi bệnh nhân đã có thể tự tập chủ động, các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút, có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp, tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau,… Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Thông thường bệnh phục hồi khá tốt trong ba tháng đầu, phục hồi chậm hơn ba tháng tiếp theo, ngoài sáu tháng ra thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của các thầy thuốc chuyên ngành phục hồi chức năng. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

Vì sao cần phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân sau tai biến?

Hiện tại, ở Việt Nam đang rất ít quan tâm đến vấn đề phục hồi chức năng mà chủ yếu là quan tâm đến vấn đề điều trị, do đó hậu quả để lại là người bệnh tàn phế - gánh nặng cho cộng đồng xã hội, gia đình và người bệnh trong tổn thương não.

Tình cảm, sự cảm thông, thấu hiểu và sự sẻ chia ... là hết sức quan trọng giúp người bệnh thuyên giảm và phục hồi tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tế bào gốc giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ

BS. Nguyễn Thu Thanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm