Cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ, nhưng cần cho con bú sữa mẹ trong bao lâu để có được những lợi ích tốt nhất? Và có thời điểm nào khi cho con bú có thể trở nên có hại không? Đó là những băn khoăn của rất nhiều bà mẹ lần đầu trải nghiệm làm mẹ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng các bà mẹ trên toàn cầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, nên bắt đầu sớm nhất là một giờ sau khi sinh vì những lợi ích lớn nhất. Điều này có nghĩa là không có thức ăn hoặc đồ uống nào khác ngoài sữa mẹ trong nửa năm đầu đời của trẻ. Và nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất năm đầu tiên, với các loại thực phẩm bổ sung được bổ sung bắt đầu từ sáu tháng.
Có rất nhiều lợi ích cho việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi người mẹ quyết định cho con bú chỉ trong vài ngày. Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ theo độ tuổi:
Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên cho trẻ nằm gần mẹ và bắt đầu bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Những lợi ích lúc này bao gồm da kề da cho con và kích thích sữa về cho mẹ.
Lúc đầu, em bé nhận được một chất đặc, màu vàng được gọi là sữa non. Sữa non là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ và chứa các chất dinh dưỡng nhiều protein, ít đường và kháng thể quan trọng cho trẻ sơ sinh. Trong những ngày tiếp theo, sữa mẹ có đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sớm và thậm chí có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng. Sữa non thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời và không thể thay thế bằng sữa công thức.
Sữa non là sữa đầu tiên lý tưởng và giúp phát triển đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Sau vài ngày đầu tiên, vú bắt đầu tiết ra lượng sữa lớn hơn khi dạ dày của trẻ phát triển.
Cho con bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp kích thích sữa về.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) coi bú sữa mẹ là lần phòng ngừa bệnh đầu tiên của trẻ. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể bảo vệ trong ít nhất năm đầu đời của trẻ. Sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng giúp trẻ chống lại virus và vi khuẩn, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu còn non nớt.
Điều này đặc biệt áp dụng cho sữa non, sữa đầu tiên. Sữa non cung cấp một lượng cao immunoglobulin A (IgA), cũng như một số kháng thể khác. Khi tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, người mẹ bắt đầu sản xuất các kháng thể sau đó đi vào sữa, đó là khả năng miễn dịch. IgA bảo vệ em bé khỏi bị ốm bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trong mũi, cổ họng và hệ tiêu hóa của em bé.
Sữa công thức không cung cấp khả năng bảo vệ kháng thể cho trẻ sơ sinh. Các kháng thể này bảo vệ chống lại một số bệnh:
Các bà mẹ nhận được lợi ích của các hormone tạo cảm giác tốt, oxytocin và prolactin. Kết hợp với nhau, các hormone này có thể tạo ra cảm giác vui vẻ hoặc thỏa mãn.
Phụ nữ cho con bú cũng có thể hồi phục sau sinh nhanh hơn vì cho con bú giúp tử cung co lại kích thước bình thường nhanh hơn.
Khi trẻ bước vào tháng thứ 3, sữa mẹ tiếp tục hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó cũng cung cấp cho một số em bé sự bảo vệ chống lại các chất gây dị ứng có trong các loại thực phẩm và chất bổ sung khác. Giúp thúc đẩy tăng cân lành mạnh và giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em.
Tiếp tục cho con bú có thể giúp mẹ đốt cháy thêm 400 đến 500 calo mỗi ngày, điều này có thể giúp người mẹ duy trì trọng lượng khỏe mạnh sau sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe bên trong của mẹ như có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch.
Đối với mẹ, khi đạt được việc cho con bú liên tục trong 6 tháng đầu đời của trẻ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tử cung. Trên thực tế, theo một báo cáo do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố năm 2017, cứ sau 5 tháng cho con bú, một phụ nữ có thể giảm 2% nguy cơ mắc ung thư vú.
Cho con bú mẹ hoàn toàn cũng có thể tránh thai hiệu quả trong sáu tháng đầu tiên nếu kinh nguyệt chưa trở lại và mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hàng đêm. Tuy nhiên để không lỡ mang thai một em bé nữa, sản phụ nên sử dụng một phương pháp dự phòng, chẳng hạn như bao cao su.
Da kề da giữa mẹ và bé cũng giúp kích thích sữa về và gắn kết tình cảm mẹ - con.
Khuyến nghị cho trẻ ăn từ 6 đến 12 tháng tuổi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác từ 3 - 5 lần/ ngày. Trong thời gian này, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ trước bữa ăn, với các thức ăn trên bàn được coi là thực phẩm bổ sung. Ngoại trừ khả năng tiếp tục giảm nguy cơ ung thư vú, không ghi nhận việc tiếp tục giảm nguy cơ mắc các bệnh khác ở những bà mẹ cho con bú lâu hơn sáu tháng.
Một lợi ích khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài là tiết kiệm chi phí. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong một năm cũng có thể có hệ thống miễn dịch mạnh hơn và có thể ít phải điều trị bằng ngôn ngữ hoặc chỉnh nha hơn nghĩa là việc trẻ mút vú để bú mẹ giúp phát triển cơ trong và xung quanh miệng.
Các khuyến nghị cho ăn ở một năm trở đi bao gồm cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác 5 lần/ ngày. Người mẹ cũng có thể cho con uống sữa bò vào thời điểm này nếu không muốn cho con bú sữa mẹ.
Theo một số nghiên cứu, nuôi con bằng sữa mẹ có những tác động tích cực đáng kể đến sự phát triển trí não lâu dài của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng những lợi ích đối với chỉ số IQ có thể chỉ là tạm thời.
Có nhiều lý do khiến phụ nữ quyết định cho con bú bổ sung bằng sữa công thức. Khi người mẹ kết hợp một số lần cho bú với sữa mẹ và một số lần khác với sữa công thức, đó được gọi là cho trẻ bú kết hợp. Một số lợi ích của việc cho ăn kết hợp bao gồm:
Cho con bú kết hợp có thể đặc biệt hữu ích đối với những bà mẹ đang đi làm, những người không muốn hút sữa tại nơi làm việc hoặc không thể hút sữa.
Sau hơn 1 năm cho ăn kết hợp vẫn tiếp tục cho cho bú.
Không có bất kỳ rủi ro nào được biết đến khi tiếp tục cho con bú lâu hơn một hoặc hai năm đầu. Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thời gian quan hệ bú sữa lâu hơn khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.
Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ là rất nhiều nên hầu hết các cơ quan y tế đều khuyến nghị cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt ngoại trừ các vấn đề y tế không thể.
Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố khác giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh tật và bệnh mạn tính. Đó là khởi đầu tốt nhất mà người mẹ có thể dành cho con.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nhờ nuôi con bằng sữa mẹ.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.