Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khó thở là bệnh gì?

Khó thở là một trong những bệnh thường gặp. Một số trường hợp khó thở cần cấp cứu, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Nói đến khó thở là mọi người nghĩ ngay đến bệnh của đường hô hấp, nhưng không ít trường hợp bệnh cảnh lại xảy ra ở một cơ quan khác trong cơ thể.

Một số nguyên nhân

Bệnh đường hô hấp gây khó thở gặp nhiều nhất là hen phế quản (viêm phế quản thể hen, hen suyễn).

Hen suyễn là một bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Hen suyễn thường thuộc bệnh dị ứng và kèm theo viêm phế quản. Khó thở trong hen suyễn thường khó thở ra. Khi lên cơn khó thở có kèm theo tiếng rít (do co thắt phế quản) và xuất tiết đường hô hấp gây ho, có đờm. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc gặp yếu tố thuận lợi (dị ứng nguyên) thì cơn hen xuất hiện. Hen suyễn cũng dễ nhầm lẫn với đợt cấp của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bởi vì bệnh này khi lên cơn cấp tính cũng gây khó thở, khò khè, ho. Ho có đàm đặc, màu vàng, xanh, ho thường trên 3 tháng/năm.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính lúc đầu chỉ khó thở nhẹ nhưng càng ngày càng nặng, môi tím, mệt mỏi. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào.

Trong bệnh giãn phế quản cũng làm cho người bệnh khó thở, đặc biệt là khó thở do tràn khí màng phổi do bệnh giãn phế quản. Khó thở khi hít vào và thường xảy ra sau một cơn đau ngực dữ dội, mặt xanh, trán vã nhiều mồ hôi.

Bệnh viêm phế quản - phổi cũng gây khó thở, xảy ra một cách từ từ, kèm theo thường là sốt cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em (nhất là trẻ còi xương suy dinh dưỡng), người có tuổi và người suy giảm miễn dịch (người mắc bệnh AIDS).

Khó thở cũng gặp ở những người bệnh khí phế thũng, tâm phế mạn. Trong các bệnh này người bệnh khó thở gần như thường xuyên, môi tím (do thiếu dưỡng khí), mệt mỏi…

Dị vật đường thở là một bệnh gây khó thở vào điển hình do không khí khó hoặc rất khó vào phổi vì tắc nghẽn do dị vật. Khó thở do dị vật có thể gặp trong bệnh bạch hầu thanh quản (đây là bệnh bạch hầu ác tính do vi khuẩn Corynebacterium diphterie gây ra). Trong bệnh này do giả mạc phủ kín, đầy niêm mạc thanh quản và khí quản kèm theo phù nề gây khó thở cấp tính phải cấp cứu ngay.

Bệnh lao phổi mạn tính cũng gây khó thở nhất là bệnh lao hang, lao kê hoặc tràn dịch màng phổi do lao (tràn dịch màng phổi có nhiều nguyên nhân đều gây khó thở, trong đó có tràn dịch do lao).

Một số bệnh của phổi như ung thư phổi hoặc áp xe phổi cũng gây khó thở, đôi khi gây khó thở dữ dội.

Khó thở cũng có thể gặp ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng do dịch trong ổ bụng nhiều ngăn cản di động của cơ hoành hoặc bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng làm cho gan ứ máu, to ra đẩy cơ hoành lên làm cản trở di động của cơ hoành gây khó thở.

Khó thở cũng gặp ở bệnh nhân phù phổi cấp do bệnh của tim như hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, tăng huyết áp tim trái…

Ngoài ra người ta thống kê cho thấy một số bệnh như đau dây thần kinh liên sườn, chấn thương lồng ngực, bệnh đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm thanh quản hoặc bệnh rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo lắng…) hoặc do urê máu cao, toan máu cũng có khả năng gây khó thở.

Khi khó thở nên làm gì?

Khó thở có thể là cấp tính, có thể là mạn tính. Trong các trường hợp cấp tính như dị vật đường thở, hen suyễn cấp tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn khí màng phổi… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, nếu chần chừ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Nếu khó thở nhẹ, xảy ra từ từ thì cần đưa người bệnh đến khám ở các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên khoa (chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tai mũi họng…). Sau khi khám bệnh, người bệnh nên thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ và các tư vấn kèm theo.

Không nên tự mua thuốc để điều trị, bất luận là thuốc Tây y hay thuốc Đông y hoặc thuốc Nam bởi vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà đôi khi còn làm bệnh nặng thêm, hoặc nguy hiểm thêm, chưa nói đến tốn kém về mặt kinh tế. Cần đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được kiểm soát và khống chế bệnh tốt hơn

PGS.TTƯT. BÙI KHẮC HẬU - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm