Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về vitamin K2 để con cao lớn hơn

Vitamin K2 là một vitamin rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng lại hay bị bỏ quên và hiểu nhầm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thứ vitamin cần thiết cho sự phát triển chiều cao này thông qua những hiểu lầm phổ biến về vitamin K2

Hiểu đúng về vitamin K2 để con cao lớn hơn

Hiểu lầm: Chỉ có 01 loại vitamin K

Thực tế: Vitamin K là một nhóm các Vitamin cần thiết cho cơ thể và bị hòa tan trong chất béo. “Gia đình” vitamin K bao gồm: Vitamin K1-phylloquinone, Vitamin K2-menaquinones và Vitamin K3. Vitamin K2 lại có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là menaquinone-4 (MK-4) và menaquinone-7 (MK-7). Trong số 3 loại vitamin K này, cũng chỉ có vitamin K2 là có tác dụng quan trọng với sức khỏe xương và phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Vitamin K1 hay K3 đều không có tác dụng này.

Hiểu lầm: Tôi ăn rất nhiều loại rau có lá xanh, do đó, tôi đang “nạp” vào rất nhiều Vitamin K2

Thực tế: Mặc dù vitamin K1 được tìm thấy trong nhiều loại rau có lá xanh, vitamin K2 lại không có nhiều trong các loại rau này. Một lượng nhỏ vitamin K2 có trong đại tràng, được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột. Mặc dù cơ thể con người có khả năng chuyển đổi viamin K1 thành K2 nhờ các vi khuẩn trong đường ruột, nhưng tỷ lệ chuyển đổi rất thấp và không đáp ứng được nhu cẩu của cơ thể. Do vậy, nếu muốn bổ sung vitamin K2 để tăng trưởng chiều cao cho trẻ, ngoài rau xanh, vẫn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu viamin K2. Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật, như thịt, trứng, và các thực phẩm lên men như pho mát, sữa chua và natto - một món ăn truyền thống của Nhật Bản lên men từ đậu nành.

Hiểu lầm: Tôi cho trẻ ăn sữa chua đóng hộp, phô mai ăn liền đã qua chế biến vì tôi muốn đảm bảo rằng trẻ có thể nạp được nhiều vitamin K2.

Thực tế: Vitamin K2 chỉ được tìm thấy trong phô mai "thực", tức là phô mai đã được cắt lát từ tảng phô mai nguyên gốc, không phải phô mai đã qua chế biến. Chiên, rán hay xào thực phẩm làm mất đi nhiều loại vitamin trong đó có vitamin K2. Sữa chua về cơ bản có chứa một lượng nhỏ vitamin K2. Tuy nhiên, muốn bổ sung vitamin K2 đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin K2 của trẻ, cần sử dụng thêm một số loại sữa được làm bổ sung vitamin K2 hiện đã có trên thị trường.

Hiểu lầm: Tôi hoàn toàn có thể theo dõi được lượng vitamin K bổ sung hàng ngày theo khuyến cáo và đảm bảo được tôi không bị thiếu Vitamin K2.

Thực tế: Các khuyến cáo cho vitamin K cần bổ sung hàng ngày chỉ dựa trên vitamin K1 và các yêu cầu về đông máu, 1mg vitamin K1/kg trọng lượng cơ thể (hàng ngày). Tuy nhiên, lượng vitamin K1 này không đủ cho chức năng tối ưu của các protein phụ thuộc vitamin K vào các mô khác như xương và mạch máu - vì vitamin K1 có thời gian bán thải ngắn, bổ sung theo liều khuyến cáo sẽ không tiếp cận được các mô ngoại vi này. Cho đến nay, vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về lượng vitamin K2 cần thiết để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Do vậy, cách tốt nhất là đảm bảo nhu cầu vitamin K khuyến nghị nói chung và cố gắng bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K2 vào chế độ ăn.

Hiểu lầm: Tôi đang sử dụng thuốc chống đông máu, vì vậy tôi không nên ăn thực phẩm giàu vitamin K hoặc bổ sung vitamin K.

Thực tế: Vitamin K có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng những bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống đông máu uống tới 50 mcg MK-7 mỗi ngày sẽ kích hoạt đầy đủ hơn osteocalcin mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Hiểu lầm: Tôi cảm thấy tôi khỏe nên không cần bổ sung vitamin K2

Thực tế: Sự thiếu hụt vitamin K không dẫn đến các triệu chứng đau đớn, suy nhược hoặc làm hoại tử các mô như khi thiếu vitamin khác, chẳng hạn như vitamin C, B1 hoặc D. Trong khi thiếu vitamin K1 có thể dẫn đến không đông máu, hoặc chảy máu nhiều hơn khi cắt phải, mức độ K2 không đủ có thể dẫn đến tình trạng sức khoẻ xương suy giảm (có thể là loãng xương) và vôi hóa động mạch vành, làm cho mạch cứng và không đàn hồi - Các triệu chứng không phải là ngay lập tức hoặc có thể phát hiện dễ dàng.

Có ba yếu tố có thể làm tăng sự thiếu hụt vitamin K2: thiếu dinh dưỡng và sử dụng kháng sinh làm suy giảm hệ vi sinh vật ruột; sự hấp thu K2 kém từ ruột do lão hóa hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa mạn tính; và sinh khả dụng bị tổn hại của K2. Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số này tương quan với lối sống của người đó, họ nên cân nhắc khả năng thiếu vitamin K2. Nguồn bổ sung vitamin K2 tốt nhất là từ các loại thực phẩm giàu K2 như lòng đỏ trứng, thịt, gan gia cầm, đậu nành lên men hoặc từ các sản phẩm sữa, nước trái cây, cháo…được bổ sung vitamin K2.

Hiểu lầm: Tôi nghĩ rằng, chỉ cần canxi và vitamin D là đủ để phát triển chiều cao

Thực tế: Canxivitamin D thôi là chưa đủ để phát triển chiều cao. Vitamin K2 là một trong những thành phần chủ chốt của bộ ba cao lớn cùng với canxi và vitamin D. Về cơ bản, xương sẽ cần canxi và các vi, khoáng chất khác để làm nguyên liệu cho quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ xương. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra canxi mà cần nạp từ nguồn dinh dưỡng bên ngoài. Và để cho canxi nạp vào được hấp thu tại ruột, cơ thể sẽ cần vitamin D như những cánh cổng giúp canxi hấp thu vào cơ thể. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Canxi sau khi hấp thu vào cơ thể vẫn chưa đến được xương, mà sẽ cần một người dẫn đường mở lối đến với xương và thực hiện nhiệm vụ cao cả làm nguyên liệu cho quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ xương. Và người dẫn đường ấy không ai khác chính là vitamin K2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về vitamin K2 và đại gia đình Vitamin K?

PGs.Ts Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm