Khám tình trạng hẹp quy đầu cho trẻ
Hẹp bao quy đầu sinh lý
Là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh. Cùng với sự phát triển của cơ thể, dương vật cũng phát triển theo và bong ra các tế bào chết của thượng bì da bao quy đầu giúp bao quy đầu dần tự tách khỏi quy đầu.
Các tế bào thượng bì bong ra cùng với sự tích tụ của một số chất bài tiết khi đi tiểu tạo thành chất màu trắng (bợn tiểu) nằm dưới lớp da quy đầu. Chất màu trắng này ngày càng nhiều, nếu trẻ không bị hẹp bao quy đầu thì chất này sẽ được vệ sinh dễ dàng.
Trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu thì chất màu trắng này sẽ ngày càng tích tụ lại, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm bao quy đầu. Đa số trẻ sơ sinh đều có hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý nhưng khi lớn lên, thông thường bao quy đầu sẽ tự tuột và để lộ đầu dương vật ra.
Khi trẻ lên 4 - 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tuột khỏi quy đầu được, đầu dương vật vẫn bị che kín thì đó là trẻ đã bị hẹp bao quy đầu. Như trên đã nói, khi bị hẹp quy đầu, do nước tiểu và tế bào thượng bì bị chết sẽ tạo thành cặn màu trắng dẫn đến viêm nhiễm. Khi bị viêm, trẻ có thể kèm theo biểu hiện tiểu khó (sợ đi tiểu, rặn khi tiểu) hay sưng đỏ vùng đầu dương vật.
Do vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi quy đầu của con, nếu phát hiện trẻ bị hẹp quy đầu thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý, tránh cho trẻ bị viêm sưng, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm hơn nữa.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý
Còn gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát, là hậu quả của viêm nhiễm dẫn tới sẹo xơ hóa ở những trường hợp bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Hẹp bao quy đầu bệnh lý được chia ra 2 mức độ.
Bán hẹp bao quy đầu: là tình trạng có thể tuột bao quy đầu khi ở trạng thái bình thường nhưng khi dương vật cương cứng thì bao quy đầu không thể tuột xuống được và thắt nghẽn đầu dương vật
Điều trị hẹp quy đầu như thế nào?
Điều trị bảo tồn: dễ làm, chi phí thấp, tỷ lệ thành công 90%.
Phụ huynh cần lưu ý vệ sinh dương vật cho trẻ sau mỗi lần tiểu tiện. Giúp trẻ nong dần quy đầu bằng cách cho trẻ ngồi trong thau nước ấm (tỷ lệ :1 nóng - 2 lạnh), dùng tay kéo nhẹ da quy đầu của trẻ ra rồi tuột nhẹ phần da quy đầu vào phía trong dương vật, lặp lại vài lần như thế.
Dùng một số loại thuốc mỡ bôi da có chứa steriod để bôi lên bao quy đầu và dùng tay kéo nhẹ da quy đầu, thực hiện 3 lần mỗi ngày và kéo dài ít nhất 1 tháng.
Điều trị can thiệp: tốn kém hơn so với điều trị bảo tồn.
Nếu việc bôi thuốc và kết hợp kéo da quy đầu không mang lại kết quả sau thời gian 2 đến 3 tháng thì bác sĩ sẽ chỉ định nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Biến chứng của hẹp bao quy đầu
Gây khó khăn trong việc tiểu tiện, hạn chế sự phát triển của dương vật, gây viêm nhiễm khu trú, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục sau này.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé