Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp bé phát triển thị lực trong năm đầu đời

Khi mới sinh và trong suốt tuần đầu, bé chưa nhìn rõ chi tiết của người và vật xung quanh mà chỉ nhận biết màu trắng, đen và các gam màu xám. Tuy nhiên, kể cả khi thị lực còn rất hạn chế, bé vẫn thích nhìn khuôn mặt mẹ hơn mặt người lạ.

Nắm bắt các mốc phát triển thị lực trong năm đầu đời của con giúp cha mẹ hiểu rõ và biết cách áp dụng các biện pháp bảo vệ và kích thích sự phát triển của cơ quan thị giác.  
Thời kỳ bào thai
  • Thị lực của trẻ phát triển ngay từ giai đoạn bào thai. Cách bạn chăm sóc cơ thể trong thai kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mắt và trung tâm thị lực ở não của thai nhi. Hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi. Tránh hút thuốc và uống rượu vì các thói quen này có thể gây rắc rối nghiêm trọng cho thị lực của trẻ. Khói thuốc chứa khoảng 2.000 hóa chất gây hại, trong đó thành phần khí CO đặc biệt nguy hiểm cho thai nhi.   
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc vì ngay cả các thuốc thông thường như aspirin cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Aspirin làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân - tình trạng bệnh lý thường đi kèm một số rắc rối thị lực ở trẻ nhỏ.
 
 
 
Để duy trì sự phát triển bình thường của thị lực cho thai nhi, mẹ cần thực hiện chăm sóc tiền sản, ăn uống uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
Mới sinh 
  • Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ khám cho bé để loại trừ dấu hiệu đục thủy tinh thể bẩm sinh hay các bệnh mắt nghiêm trọng khác. Tuy các bệnh này hiếm gặp nhưng chúng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thị lực của bé sau này.   
  • Mắt bé trông có vẻ to so với khuôn mặt vì trẻ phát triển lần lượt từ đầu đến chân. Mắt trẻ sơ sinh có kích thước bằng 70% mắt người lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong hai năm đầu đời.
  • Khi mới sinh bé chỉ nhận biết màu trắng, đen và các gam màu xám vì các tế bào thần kinh ở võng mạc và trung tâm thị lực ở não chưa phát triển đầy đủ. Mắt trẻ sơ sinh cũng chưa có khả năng điều tiết (tập trung nhìn vào vật ở gần), vì vậy bạn đừng lo nếu bé chưa biết nhìn chăm chú vào các đồ vật hay khuôn mặt của bạn. Hãy cho bé thêm thời gian. 
  • Kể cả khi thị lực còn rất hạn chế, trong vài ngày sau khi sinh, bé vẫn thích nhìn khuôn mặt mẹ hơn mặt người lạ. Các nhà nghiên cứu cho rằng bé thích nhìn mặt mẹ vì nhận được kích thích tương phản từ đường mép tóc (ranh giới giữa mái tóc và khuôn mặt của bạn). Nghiên cứu cho thấy nếu dùng mũ hoặc khăn che đường mép tóc này thì trẻ sẽ chỉ thích nhìn theo khuôn mặt đang rời xa của mẹ. 
 
Mẹ nên giữ nguyên kiểu tóc để bé dễ nhận ra.    
 
Để khuyến khích tương tác mắt với bé: 
  • Mẹ nên giữ kiểu tóc ổn định.
  • Tránh thay đổi diện mạo nói chung. 
1 tháng 
  • Mắt của trẻ kém nhạy cảm với ánh sáng, bé 1 tháng tuổi nhận biết ánh sáng khó khăn hơn người trưởng thành do ngưỡng phát hiện ánh sáng lúc này cao hơn 50 lần so với của người lớn. Vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn để đèn đêm trong phòng. 
  • Khả năng nhận biết màu sắc của trẻ phát triển rất nhanh. Một tuần sau khi sinh, bé có thể nhận biết màu đỏ, da cam vàng và xanh lá cây. Nhưng phải mất nhiều thời gian hơn trẻ mới nhìn được màu xanh da trời. Đó là do ánh sáng xanh da trời có bước sóng ngắn hơn và võng mạc cũng có ít thụ thể cảm nhận loại màu này hơn. 
  • Đừng quá lo lắng nếu đôi khi bạn nhận thấy hai mắt bé không cân xứng, một mắt lệch vào trong hay ra ngoài so với đường giữa. Điều này là bình thường. Nhưng nếu sự lệch lạc rất rõ nét và duy trì thường xuyên, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ.  
Treo đồ chơi màu sắc rực rỡ phía trên cũi. 
 
  Để kích thích thị lực của bé:
  • Trang trí phòng bằng các màu tươi sáng.
  • Treo tranh hoặc bày biện đồ gỗ có độ tương phản lớn về màu sắc và hình dáng. 
  • Treo các đồ chơi màu sắc rực rỡ phía trên hay bên cạnh cũi của bé, chọn các đồ vật  đa dạng về màu sắc và hình dáng.
2-3 tháng 
  • Thị lực tiến bộ nhiều trong tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Bé nhìn rõ nét hơn, hai mắt phối hợp đồng bộ hơn. Khi 3 tháng, bé biết nhìn theo vật chuyển động và có thể với tay lấy các vật mình nhìn thấy.
  • Bé học cách di chuyển mắt từ vật này sang vật khác mà không xê dịch đầu.
  • Mắt bắt đầu nhạy hơn với ánh sáng, khi được 3 tháng ngưỡng phát hiện ánh sáng của bé chỉ còn cao gấp 10 lần của người lớn. Vì vậy lúc bé ngủ bạn nên vặn đèn đêm nhỏ đi.   
Nằm sấp cho bé những trải nghiệm thú vị về thị giác. 
 
Để kích thích thị lực của bé:
  • Bày biện thêm đồ đạc mới hoặc thường xuyên thay đổi vị trí cũi hay các đồ vật có sẵn trong phòng.
  • Nói chuyện với bé khi mẹ di chuyển trong phòng.
  • Bật đèn đêm trong suốt 4 tháng đầu để duy trì kích thích ánh sáng cho mắt. 
  • Khi ngủ cần đặt bé nằm ngửa để phòng ngừa đột tử trẻ sơ sinh, nhưng khi thức và bụng đói, nên đặt bé nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn. Tư thế này giúp bé có những trải nghiệm quan trọng về thị lực và vận động.
4-6 tháng 
  • Khi được 6 tháng tuổi, trung tâm thị lực ở não đã phát triển đáng kể, cho phép bé nhìn rõ nét hơn, chuyển động mắt nhanh hơn và chính xác hơn để theo dõi đồ vật di chuyển.
  • Thị lực được cải thiện từ 20/400 khi mới sinh lên thành 20/25 khi 6 tháng tuổi. Lúc này bé có thể nhìn màu sắc rõ như người lớn, thấy được toàn bộ các màu của cầu vồng.
  • Sự phối hợp mắt-tay được cải thiện, cho phép bé nhanh chóng định vị và nhặt đồ vật hay đưa đồ vật vào miệng một cách chính xác.
 
Để kích thích thị lực của bé: Treo đồ chơi di động trong tầm với để bé có thể nắm bắt, kéo, đẩy. 
 
7 tháng - 12 tháng
  • Lúc này bé không còn ngồi yên một chỗ mà bắt đầu bò lung tung và di chuyển rất xa. Bé giỏi phán đoán khoảng cách hơn và cầm nắm cũng như ném các đồ vật chính xác hơn.
  • Đây là giai đoạn phát triển quan trọng đối với trẻ. Bé ý thức hơn về toàn bộ cơ thể và học cách phối hợp thị lực với chuyển động của thân. Bé cần được bảo vệ đặc biệt vì rất dễ xảy ra va đụng gây bầm dập, chấn thương mắt. Khóa kín ngăn tủ đựng đồ cọ rửa bồn tắm, nhà vệ sinh. Đặt tấm chắn ở chỗ lên xuống cầu thang.
 
Để kích thích sự phát triển phối hợp mắt tay của trẻ: 
  • Thả bé xuống sàn và khuyến khích con bò về phía một đồ vật nào đó. 
  • Đặt đồ chơi bé yêu thích, chẳng hạn chiếc ô tô, trên sàn nhà ngoài tầm với của bé và khuyến khích con lấy ô tô. 
  • Khuyến khích trẻ chơi các đồ chơi có thể lắp ráp. 
  • Chơi trò trốn tìm để khuyến khích sự phát triển trí nhớ thị giác. 
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm